I. Các phương pháp gia công cơ khí
8. Phương pháp công nghệ cạo
a. Khả năng công nghệ của cạo
- Cạo mặt phẳng - Cạo mặt cong
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi cạo
Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông số Ra (m ) Quy đổi ra (tiêu chuẩn cũ) Kinh tế đượcĐạt Cạo thô 11 8 9 1,6 6,3 7 Cạo tinh 8 9 6 7 0,1 0,8 8
II. Các phương pháp sửa chữa nhỏ chi tiết 1. Phương pháp hàn
a. Khả năng công nghệ của hàn trong phục hồi sửa chữa chi tiết
- Có thể bù đắp lại kích thước của bề mặt chi tiết khi bị hao mòn lớn - Hàn đắp các vết nứt, thủng trên chi tiết
- Hàn nối chi tiết bị gãy
b) Phạm vi áp dụng
Chỉ thực hiện với nhũng chi tiết có yêu cầu độ bền không cao và sau khi hàn không cần nhiệt luyện.
Sau khi hàn sửa phải qua các nguyên công gia công cơ khí mới đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt
2. Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết
a. Khả năng công nghệ của phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho
chi tiết
- Có thể bù các kích thước bị hao mòn của chi tiết - Thay thế phần tử kích thước bị hư hỏng
- Trợ lực cho các vết nứt, gãy sau khi hàn
40
Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết chỉ áp dụng cho những trường hợp không chịu tải lớn, độ chính xác và độ nhẵn không yêu cầu cao. Sau khi đã phụ thêm tùng phần kích thước ta phải kết hợp với các phương pháp bào, phay hoặc tiện.v.v. mới đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.
III. Các câu hỏi:
1. Nghiên cứu đặc điểm công nghệ về một số phương pháp gia công cơ khí nhằm mục đích gì trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết của hệ thống phanh, cữ ?
2. Tại sao sau khi hàn và phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết ta phải chọn một phương pháp gia công cơ khí mới hoàn thiện việc sửa chữa chi tiết ?
Hoạt động 3: Thực hành
Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống phanh, cữ Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu:
Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của cơ cấu phanh, cữ trong máy điển hình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trên cơ sở đó vận dụng được kiến thức, kỹ năng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các hệ thống phanh, cữ của những máy công cụ khác.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Thép 45 có kích thước 30mmx30mm dày 8mm. - Dũa nguội.
- Thước cặp 1/20.
- Dây thép quấn lò xo (Mác thép 60 có = 0,5mm; dài 200mm). - Que hàn.
- Máy khoan, máy mài hai đá, máy hàn hồ quang điện. - Bàn sửa chữa.
Nguồn lực liên quan:
- Bản trong về công nghệ sửa chữa nhỏ mặt làm việc của ngàm gạt khi bị mòn. - Tài liệu phát tay về cách uốn lò xo bằng dụng cụ cầm tay.
41 - Máy chiếu, mànchiếu.
1. Điều kiện an toàn
a. Nơi bảo dưỡng, sửa chữa phải khô ráo; đủ ánh sáng
b. Khi hàn phải mang trang phục bảo hộ đúng quy định
2. Công tác chuẩn bị
a. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho sửa chữa và bảo dưỡng: Chỉ dưa ra những dụng cụ, vật tư cho công việc sẽ làm
b. Kiểm tra các dụng cụ,thiết bị: Tất cả dụng cụ thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định
c. Nghiên cứu phiếu hướng dẫn công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng
3. Trình tự thực hiện
a. Bảo dưỡng các chi tiết của cơ cấu phanh
- Tẩy các vết xước trên bề mặt của chi tiết: Dùng dao cạo mặt phẳng cạo sạch tất cả vết xước trên các bề mặt lắp ghép của các chi tiết trong các cơ cấu phanh của máy.
- Làm sạch các mặt lắp ghép cơ cấu phanh
- Làm sạch các lỗ; rãnh, máng dẫn chất liệu bôi trơn: Căn cứ vào các kiểu bôi trơn cụ thể cho mỗi cơ cấu phanh để thực hiện làm sạch; đảm bảo các chi tiết được bôi trơn đầy đủ trong quá trình làm việc
b. Sửa chữa mặt làm việc của phanh
Hai bề mặt bên của phanh bị mòn và có vết xước sâu; để phục hồi lại kích thước ban đầu ta thực hiện phương pháp công nghệ phụ thêm kích thước với hàn và dũa như sau:
- Dũa hai mặt bên của má phanh đi một lượng 6 mm về hai phía. - Dũa vát mép tấm thép 45 có kíc thước 20 x 25 x 4 mm.
- Dùng êtô để kẹp hai tấm thép đã dũa vào hai mặt làm việc của má phanh. - Hàn đính 4 điểm.
- Tháo ngàm gạt ra khỏi êtô.
42
Nửa má phanh còn lại cũng thực hiện tương tự. Sau khi hàn xong ta tiến hành dũa các mặt bêncủa càngđến kích thước.
c. Thay thế các lò xo của cầu phanh
- Xác định kích thước của lò xo: Đường kính trong; đường kính ngoài; chiều dài và số vòng lò xo
- Gia công tay quay và lõi quấn lò xo - Gia công cữ bước lò xo
- Quấn lò xo:
+ Lồng dây vào lỗ trên đầu lõi
+ Kẹp hai tấm gỗ cứng và dây thép quấn lò xo lên êtô + Đóng cữ bước lò xo
+ Quay tay quay để tạo ra các vòng lò xo
+ Tháo hai tấm gỗ và dây, tay quay cùng các vòng lò xo đã quấn ra khỏi êtô + Chặt dây lò xo thừa
d. Nhiệt luyện lò xo
Nung lò xo đã quấn trên ngọn lửa rèn ở nhiệt độ khoảng 800oc sau đó làm nguội trong dầu CN30 và ram trên ngọn lửa rèn ở nhiệt độ 3000c trong vòng 1 phút.
e. Thay thế then kéo khi bị mòn
d. Nắn thẳng các chi tiết trục cầu phanh
- Xác định vị trí và giới hạn vùng bị cong; thớ co, thớ dãn và đánh dấu - Chuẩn bị tấm kê để nắn: tấm kê có thể là gang hay thép
- Chuẩn bị tấm đệm: Các tấm đệm phả là vật liệu mềm như: Tôn thép, đồng, nhôm lá để không gây vết biến dạng trên vùng tác dụng lực.
- Nắn thẳng: Dùng búa tác dụng lực từ hai phía vào giữa vùng bị cong để làm co các lớp kim loại đã bị dãn dài. quá trình nắn phải kiểm tra bằng bàn máp cho đến khi đạt độ thẳng yêu cầu.
43
Sau khi đã thực hiện các công việc bảo dưỡng trên; các chi tiết phải kiểm tra lại lần cuối theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu còn thiếu sót phải xử lýngay để đảm bảo cho công việc lắp được nhanh và tin cậy.
44
Bài 5 Lắp hệ thống phanh, cữ Giới thiệu:
Bài học có nội dung luyện tập kỹ năng lắp hệ thống phanh, cữ của máy điển hình trên cơ sở đó vận dụng vào quá trình lắp các hệ thống điều khiển sử dụng trong các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Mục tiêu thực hiện:
- Tập hợp, kiểm tra, lắp ráp các chi tiết thành hệ thống để chuẩn bị lắp lên máy;
- Kiểm tra trước khi lắp lên máy; - Lắp hệ thiống phanh, cữ lên máy;
- Kiểm tra sự làm việc và điều chỉnh sai sót của hệ thống phanh, cữ sau khi lắp;
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi lắp hệ thống phanh, cữ.
Nội dung chính:
- Quy định chung khi tập hợp các chi tiết để lắp;
- Tính năng, tác dụng của dụng cụ lắp và phương pháp sử dụng; - Công nghệ lắp chi tiết thành bộ chủa hệ thống phanh, cữ; - Lắp hệ thống phanh, cữ lên máy;
- Kiểm tra điều chỉnh sai sót của hệ thống phanh, cữ.
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Quy định khi tập hợp chi tiết, tính năng của dụng cụ dùng khi lắp và chất liệu dùng bôi trơn cho hệ thốngđiều khiển
I. Những quy định khi tập hợp chi tiết để lắp
Để thực hiện công việc lắp các chi tết của cơ cấu phanh, cữ một cách chính xác và nhanh. một trong những yêu cầu quan trọng đó là tập hợp chi tiết trước khi lắp. Việc tập hợp chi tiết phải tuân theo các quy định sau:
- Các chi tiết phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và đã được kiểm tra chặt chẽ mới đưa vào để lắp.
45
- Chi tiết của mối ghép nào để riêng vào vị trí của mối ghép đó. - Các chi tiết của một cơ cấu để riêng theo từng vị trí quy định. - Chi tiết nào lắp trước để gần, chi tiết nào lắp sau để xa.
- Những chi tiết trong khi lắp phải sửa (lắp sửa) cần có ghi chú để nhớ.
- Những bề mặt chi tiết có vị trí đặc biệt đã đánh dấu nhưng bị mờ thì phải xác định lại.
- Các loại doăng, vòng chắn dầu nếu hỏng phải thay mới.
II. Tính năng của dụng cụ dùng khi lắp
Lắp ráp là phần công việc của người thợ sửa chữa sau khi đã hoàn tất các công việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy. Nó có đặc trưng ngược lại với công việc tháo và có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật của các mối ghép cũng như điều kiện làm việc của các chi tiết và cơ cấu máy.
Để lắp các chi tiết của hệ thống điều khiển trong máy khoan K125 chúng ta sử dụng các loại dụng cụ cầm tay thông dụng có tính năng như sau:
2.1. Các loại dụng cụ cầm tay
1. Chìa vặn: Là loại dụng cụ dùng để tháo và lắp các loại bulông có đầu lục giác
ngoài hoặc trong, nó là những dụng cụ được dùng thường xuyên của người thợ sửa chữa.
a. Chìa vặn dẹt: Hay còn gọi là Clê, chuyên dùng để tháo và lắp các loại bu lông có đầu lục giác ngoài, chìa vặn có nhiều kiểu và các cỡ khác nhau, chìa vặn dẹt được chế tạo từ thép các bon chế tạo loại tốt (thép 45 hay 50)
Kích thước cơ bản của chìa vặn là độ rộng của miệng và chiều dài thân chìa vặn
46
Hình 18. Các loại clê dẹt
Hình 19. Các loại clê dẹt miệng kín và miệng hở
Hình 20: Các tháo tác khi sử dụng clê khi sử dụng S.Tháo tác sai Đ. Thao tác đúng
47
Hình 21: Các tháo tác khi sử dụng clê miệng kín b. Chìa vặn lục giác hay còn gọi là Clê tuýp:
Chuyên dùng để tháo và lắp các loại bu lông có đầu lục giác trong, chìa vặn có nhiều kiểu và các cỡ khác nhau, chìa vặn dẹt được chế tạo từ thép các bon chế tạo loại tốt (thép 45 hay 50)
Kích thước cơ bản của chìa vặn là độ rộng của hai mặt song song và chiều dài thân chìa vặn.
Hình 15. Các loại tuốt nơ vít
Hình 15. Các loại clê tuýp Cần lực Tay cóc Khẩu nối Đầu nối Tuýp Cân lực
48
Hình 22. Thiết bị tháo nhanh
2. Vam
Là loại dụng cụ dùng để táo và lắp các mối ghép có độ dôi lớn, như mối ghép ổ lăn với trục và vỏ hộp, mối ghép bánh răng, bánh đai với trục.v.v. Vam có nhiều loại, nhưng thông dụng ta thường dùng các loại sau.
Hình 23. Vam ba chấu
Hình 24. Vam hai chấu Súng Bắn
49 Hình 25. Vam chặn bi Hình 26. Vam dòn bẩy Hình 27. Vam dật Hình 28. Vam ép
50
Hình 29. Vam ép đòn bẩy
Khi sử dụng các loại vam này phải chú ý mở rộng các càng đúng kích thước của vị trí tỳ của càng lên chi tiết và các điểm tỳ của càng phải phân bố đều quanh chu vi của chi tiết. Đầu của trục vít truyền lực phải tỳ vào tâm của chi tiết. Lực vặn khi tháo phải đều và không làm nghiêng lệch tâm của trục vít so với tâm chi tiết trong quá trình vặn
3. Tuốt nơ vít
Là loại dụng cụ chuyên dùng để tháo và lắp các loại vít có xẻ rãnh hoặc tạo chấu trên đầu vít. Tuốtnơvít được chế tạo từ thép chế tạo hoặc thép cácbon dụng cụ loại tốt; tuốtnơvít cũng có nhiều loại và kiểu khác nhau. Tuy nhiên kích thước cơ bản của loại dụng cụ này là: Chiều rộng, dày của đầu và chiều dài
Hình 30. Các loại tuốc nơ vít
Khi sử dụng các loại tuốt nơ vít tuyệt đối phải đúng kích thước dày và rộng của đầu miệng, không được dùng để đóng lên đầu vít
4. Kìm
Là loại dụng cụ chuyên dùng để tháo, lắp các loại vòng phanh chặn ngoài và trong trên các trục truyền, vỏ hộp.
51
Kìm phanh được chế tạo từ vật liệu là thép các bon dụng cụ hay thép các bon chế tạo loại tốt.
Kìm có các loại: Kìm má, kìm nhọn, kìm chuyên dùng.
Hình 31. Các loại kìm thường dung trong sửa chữa
Hình 32. Kìm tháo phanh hãm
Hình 33. Kìm tháo lo xo trống phanh
52
III. Chất liệu và phương pháp bôi trơn cho hệ thống điều khiển của máy khoan K125
1. Chất liệu bôi trơn
Căn cứ vào điều kiện làm việc của các chi tiết trong hệ thống điều khiển của máy khoan K125 là:
- Thời gian làm việc không liên tục - Tải trọng nhẹ
- Vận tốc thấp
- Các chi tiết chủ yếu được chế tạo bằng thép
Do đó ta chọn chắt liệu bôi trơn là dầu khoáng công nghiệp 30
2. Phương pháp bôi trơn cho hệ thống điều khiển của máy khoan K125
Vì các cơ cấu của hệ thống điều khiển trong máy khoan K125 đươc lắp kín phía trong của hộp tốc độ và hộp chạy dao do đó phương pháp bôi trơn là tận dụng sự văng dầu của các bộ truyền bánh răng trong các hộp đó để bôi trơn cho các chi tiết của các cơ cấu điều khiển.
Hoạt động 2: Thực hành
Lắp hệ thống phanh, cữ của máy điển hình Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thực hiện các bước lắp hệ thống phanh, cữ của máy điển hình đúng
theo phiếu công nghệ và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trên cơ sở đó vận dụng vào việc lắp các hệ thống phanh, cữ cho các máy công cụ khác đạt hiệu quả cao.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Máy công cụ.
- Dụng cụ tháo lắp cầm tay thông dụng. - Bàn nâng hạ.
- Xe đẩy.
- Dầu công nghiệp.
Nguồn lực liên quan:
53
b.Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các cơ cấu điều khiển trong máy K125. c. Phiếu hướng dẫn công nghệ lắp.
1. Điều kiện an toàn
a. Khi lắp cơ cấu điều khiển của hộp tốc độ phải có người hỗ trợ vì nó có vị trí trên cao.
b. Dụng cụ lắp phải đủ và đúng quy cách.
c. Không được lắp thiếu chi tiết trong các cơ cấu.
2. Công tác chuẩn bị:
a. Nghiên cứu bản vẽ khai triển của cơ cấu phanh, cữ: Nắm được đặc tính các mối ghép; trình tự lắp các chi tiết.
b. Chuẩn bị dụng cụ để lắp: Chỉ dưa ra các dụng cụ cần cho các bước một cách hợp lý.
c. Chuẩn bị xe đẩy và bàn nâng hạ
d. Nơi lắp phải thoáng mát và đủ ánh sáng
3. Trình tự thực hiện:
a.Tập hợp chi tiết.
b. Lựa chọn dụng cụ để lắp.
c. Lắp các chi tiết vào cơ cấu phanh. d. Lắp các chi tiết vào cơ cấu cữ.
e. Di chuyển các cơ cấu đến vị trí lắp đặt. g. Lắp cơ cấu phanh của lên máy.
h. Lắp cơ cấu cữ lên máy.
i. Kiểm tra lần cuối sau khi lắp: Các nắp đậy không chảy dầu ra ngoài, không có chi tiết thừa như: Vòng đệm, vít.v.v.
Các công việc trênđược thực hiện theo phiếu công ngệ lắp đã lập.
4. Kết thúc công việc lắp:
- Dùng dẻ sạch lau toàn bộ bên ngoài máy không còn dầu bẩn; thu dọn các phương tiện như bàn nâng hạ; xe đẩy về vị trí quy định.