Kiểm tra hệ thống phanh, cữ và xử lýcác sai sót

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng phanh cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí (nghề bảo trì hệ thiết bị cơ khí) (Trang 56 - 59)

1. Kiểm tra các mối ghép

Trong bước này, sau khi thử xong chúng ta kiểm tra lại tất cả các mối ghép xem có đảm bảo cứng vững hay không? Nếu mối ghép nào bị nới lỏng phải siết lại, Các mối ghép có cơ cấu điều chỉnh phải điều chỉnh đúng trị số cho phép.

2. Kiểm tra tình trạng làm việc của cơ cấu phanh, cữ

Như trong phần chức năng của cơ cấu phanh, cữ đã nói; chúng ta phải căn cứ vào đó để phán xét về tình trạng làm việc của cơ cấu điều khiển làm việc có đảm bảo yêu cầu hay không?

Vậy dựa vào căn cứ nào để kết luận được chính xác tình trạng làm việc của cơ cấu phanh, cữ ?

a. Hành trình điều khiển của cơ cấu phanh

Là lượng dịch chuyển cần thiết để thực hiện ý đồ phanh; lượng di chuyển này bằng tay và chỉ cho phép không quá 0,5mm giữa các mặt phanh hãm

b.Vị trí của cơ cấu cữ

Là những vị trí quy định cho các cơ cấu cữ cố định hay di động nhằm thực hiện việc khống chế các chuyển động của máy khi gia công các bề mặt của cho tiết; do đó khi đặt ta phải căn cứ vào kích thước của chi tiết để xác địng vị trí của cữ. Tuy nhiên sau khi đặt cữ phải ổn định và chính xác.

Hoạt động 2: Thực hành

Thử và kiểm tra hệ thống phanh, cữ Địa điểm: Xưởng thực hành

Yêu cầu: Thực hiện các bước thử và kiểm tra hệ thống phanh, cữ của máy điển

hình; xử lý được các sai sót và chịu trách nhiệm về độ ổn định, chính xác và an toàn của các cơ cấu khi máy làm việc.

57

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:

- Máy đã bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ và lắp hoàn chỉnh. - Dụng cụlắp cầm tay thông dụng.

- Bàn nâng hạ. - Xe đẩy.

- Dầu công nghiệp.

Nguồn lực liên quan:

a. Bản vẽ khai triển các cơ cấu phanh, cữ.

b. Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các cơ cấu phanh,cữ trong máy. c. Phiếu hướng dẫn công nghệ lắp.

1. Điều kiện an toàn

a. Khi thử và kiểm tra hệ thống điều khiển của máy phải tuân thủ theo các bước chỉ dẫn.

b. Đối với cơ cấu điều khiển trong hộp tốc độ; khi máy đang chạy không được sử dụng tay gạt để thay đổi tốc độ.

2. Công tác chuẩn bị:

a. Kiểm tra độ an toàn của hệ thống điện vào máy. b. Đóng cầu dao máy

3.Trình tự thực hiện:

a. Thử ở trạng thái máy chết b. Thử cơ cấu phanh

Dùng tay để thử khaỏng nâng hạ cần phanh và mức độ gây lực phanh của cơ cấu.

c. Thử cơ cấu cữ

Đặt cữ tại một vị trí xác định và dùng tay vận hành cho bộ phận máy chuyển động xem cữ đã chính xác hay chưa, đối với các cữ có chức năng điều khiển mạch điện của động cơ điện, ta phải xem xét kỹ độ nhạy và độ tin cậy khi ngắt mạch động cơ điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

Cho máy chạy trong vòng 10 phút; Nếu phát hiện có tiếng gõ hoặc va đập thì dừng lại để xử lý.

e. Kiểm tra tình trạng làm việc của cơ cấu phanh, cữ

Phải đưa ra được quyết định các cơ cấu làm việc tốt hay không tốt.

Dự kiến nội dung của bài thi kết thúc mô đun

Tên bài thi: Bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ của máy cắt kim loại vạnnăng (Tiện, phay,bào, khoan )

Thời gian thực hiện: 8 giờ Nội dung:

1. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tự luận về:

- Chức năng của cơ cấu phanh, cữ

- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh, cữ - Đặc điểm lắp ghép của các chi tiết trong các mối ghép

2. Thực hành:

- Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng

- Thực hiện bảo dưỡng một loại cơ cấu phanh, cữ trong máy công cụ

59

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

1. Trinh độ thợ: Hiện nay theo cấp trình độ đào tạo chia ra - Trung cấp nghề

- Cao đẳng nghề

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Trọng Hiệp –Chiêt tiết máy –Tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục 2006 2.Đào Trọng Thương, Nguyễn Đăng Hiếu, Trần Doãn Trường, Võ Quang

Phiên -Máy nâng chuyển - tập 1- Khoa học kỹ thuật - 1986

3.Đào Trọng Thương, Nguyễn Đăng Hiếu, Trần Doãn Trường, Võ Quang Phiên -Máy nâng chuyển - tập 2 - Khoa học kỹ thuật – 1986

4.Nguyễn Thế Đạt, Đặng Vũ Dao, Lê Văn Tiến, Nguyễn Đắc Lộc, Nguyễn Đức Năm - Công nghệ chế tạo máy - Tập 1 - Khoa học và kỹ thuật 1976 5.Nguyễn Thế Đạt, Đặng Vũ Dao, Lê Văn Tiến, Nguyễn Đắc Lộc, Nguyễn

Đức Năm - Công nghệ chế tạo máy - Tập 2 - Khoa học kỹ thuật 1976

6.GS. Nguyễn Ngọc Cẩn - Máy điều khiển số theo chương trình - Trường ĐH Bách khoa TPHCM 1993

7.V.T.GENBEC, G.D.PEKELIC. Người dịch: Đỗ Trọng Hùng - Sửa chữa máy nông nghiệp – Công nhân kỹ thuật Hà Nội 1983

8.GS. Nguyễn Ngọc Cẩn – Truyền động dầu ép trong máy cắt kim loại Trường ĐH Bách khoa TPHCM 1993 (tái bản)

9.Nguyễn Ngọc Phương – Hệ thống điều khiển bằng khí nén - Nhà xuất bản giáo dục 1999

10. TS. Nguyễn Anh Tuấn – Thiết kế máy công cụ - Tập 1 - Khoa học và kỹ thuật 1983

11. TS. Nguyễn Anh Tuấn - Thiết kế máy công cụ - Tập 2 - Khoa học và kỹ thuật 1983

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng phanh cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí (nghề bảo trì hệ thiết bị cơ khí) (Trang 56 - 59)