Cấu tạo và hoạt động của hệ thống chuyển hướng và truyền lực cuối cùng 1 Cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 36 - 37)

- Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.

2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống chuyển hướng và truyền lực cuối cùng 1 Cấu tạo

2.1. Cấu tạo

Truyền lực cuối cùng dùng bánh răng trụ Bộ truyền lực cuối cùng (còn gọi là bộ giảm tốc cạnh) bên trái và bên phải có cấu tạo giống nhau, hình 5-24 là cấu tạo của bộ truyền lực cuối cùng trên máy kéo bánh và máy kéo xích. Mỗi bộ truyền lực cuối cùng đều có một cặp bánh răng trụ ăn khớp (hình 5-24 a) hoặc có hai bánh răng trụ luôn ăn khớp (hình 5-24 b). Các bánh răng của bộ truyền lực thường là bánh răng trụ răng thẳng.

2.2. Nguyên lý hoạt động

Trên máy kéo xích, bánh răng chủ động của truyền lực cuối cùng được nối với phần bị động của cơ cấu quay vòng. Bánh răng trụ bị động cuối cùng được nối với bánh sao chủ động của dải xích hay moayơ bánh xe chủ động. Ở máy kéo xích, do tốc độ di chuyển chậm để phù hợp với điều kiện làm việc, mặt khác yêu cầu mômen xoắn lớn ở bánh sao chủ động nên bộ truyền lực cuối cùng thường bố trí hai cấp giảm tốc, gồm hai cặp bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng trung gian thường là bánh răng hai tầng, bánh lớn ăn khớp với bánh răng chủ động và bánh nhỏ ăn khớp với bánh răng bị động theo sơ đồ nguyên lý trên hình 5-24 b. Ở máy kéo bánh, để nâng cao gầm máy thông thường người ta sử dụng một cặp bánh răng trụ răng thẳng làm nhiệm vụ của truyền lực cuối cùng (hình 5- 24 a). Kích thước các bánh răng và khoảng cách giữa trục bánh răng chủ động của truyền lực cuối cùng và trục lắp bánh xe được tính toán cho phù hợp với chiều cao gầm máy ở các máy kéo vạn năng. Hiện nay ở một số máy kéo và ôtô vận tải, người ta thường dùng cơ cấu hành tinh Wilson đơn, làm nhiệm vụ của truyền lực cuối cùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 36 - 37)