Bảo dưỡng và sửa chữa bán trục 1 Giới thiệu trình tự

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 46 - 49)

- Do lỏng vòng bi trục cầu sau 3.2 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng

4. Bảo dưỡng và sửa chữa bán trục 1 Giới thiệu trình tự

4.1. Giới thiệu trình tự

 Sau khi tháo chặn ca bi cần chú ý chiều của chặn ca bi để đảm bảo khi lắp lại

chính xác.

 Khi lắp chặn ca bi cần sử cụng một số dụng cụ chuyên dụng và ép chặn ca bi

vào bán trục bằng thủy lực.

4.2. Thực hành bảo dưỡng4.2.1. Tháo, kiểm tra chi tiết 4.2.1. Tháo, kiểm tra chi tiết

Sau khi tháo bán trục cần kiểm tra độ cong vênh, nếu vượt quá giá trị cho phép thì phải thay thế.

Đặc biệt kiểm tra độ mòn, hư hỏng của của phần bắt moay-ơ và phần then hoa

lắp với bánh răng bán trục.

4.3. Thực hành sửa chữa

4.3.1. Sửa chữa mặt bích, trục và then hoaa. Thân trục và phần then hoa a. Thân trục và phần then hoa

- Hư hỏng thân trục và phần then hoa: cong, nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và mòn phần then hoa.

- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong (độ cong không lớn hơn 1mm), dùng dây chì để đo độ mòn của phần then hoa và bánh răng bán trục và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.

- Sửa chữa

+ Thân bán trục: bị cong quá giới hạn cho phép cần được nắn hết cong, thân bị nứt phải thay mới.

+ Phần then hoa ; Mòn bề mặt răng, bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định hoặc thay phần then hoa mới.

b. Mặt bích

- Hư hỏng chính của mặt bích: nứt, mòn các lỗ côn.

- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ vênh của mặt bích (độ vênh không lớn hơn 0,2 mm) dùng cữ đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài.

- Sửa chữa

+ Các lỗ côn mòn quá giới hạn hoặc nứt cho phép tiến hành hàn đắp sau đó doa lại lỗ theo kích thước ban đầu.

+ Bềmặt bị vênh quá giới hạn cho phép tiến hành gia công hết vênh.

4.3.2. Sửa chữa trục và then hoa bị mòn, cong

- Hư hỏng thân trục và phần then hoa: cong, nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và mòn phần then hoa.

- Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong (độ cong không lớn hơn 1mm), dùng dây chì để đo độ mòn của phần then hoa và bánh răng bán trục và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.

- Sửa chữa

+ Thân bán trục: bị cong quá giới hạn cho phép cần được nắn hết cong, thân bị nứt phải thay mới.

+ Phần then hoa ; Mòn bề mặt răng, bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định hoặc thay phần then hoa mới.

4.3.3. Sửa chữa mặt bích bị mòn và vênh

+ Thân bán trục: bị cong quá giới hạn cho phép cần được nắn hết cong, thân bị nứt phải thay mới.

+ Phần then hoa ; Mòn bề mặt răng, bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định hoặc thay phần then hoa mới.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa truyền lực chính? 2.Trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa bộ vi sai?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình công nghệ ô tô_ phần truyền lực, Trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, Nhà xuất bản lao động, Hà nội năm 2010.

2.TS. Nguyễn Hoàng Việt - Giáo trình kết cấu, tính toán và thiết kế ô tô – Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 46 - 49)