III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI 1 Hiệu quả về mặt xã hội.
1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn sự hứng thú của học sinh
Giáo viên phát phiếu phỏng vấn lấy ý kiến của học sinh
Tiến hành Phỏng vấn lấy ý kiến của học sinh sau tiết học thực nghiệm, tôi đi đến một số nhận định như sau:
- Được trực tiếp tham gia kiến tạo và xây dựng kiến thức cùng với sự trải nghiệm thú vị của chính bản thân, học sinh đã cảm thấy rất thoải mái, cởi mở và thân thiện. Chính không khí sôi nổi này đã kích thích tinh thần học tập, đem lại rất nhiều hào hứng cho các em khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, đây cũng là điều góp phần tháo gỡ được sự lúng túng của rất nhiều giáo viên trung học phổ thông hiện nay trong việc tìm kiếm một cách thức dạy học có thể nâng cao được hứng thú học tập cho học sinh.
- Mặt khác, hoạt động chủ yếu trong tiết học thực nghiệm này là tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập, thảo luận sôi nổi và đưa ra được phát biểu ý kiến của cá nhân. Và khi đặt học sinh vào vị trí “tác giả tích cực” của quá trình học tập, học sinh được tự tiến hành các công việc thì các em đã hoàn tòan chủ động. Nhờ đó mà tính tự lực, tính trách nhiệm đồng thời năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề có điều kiện phát triển. Hơn nữa, khi học sinh đưa ra
khẳng định mình. Trong quá trình làm việc nhóm, năng lực cộng tác, chia sẻ và năng lực lĩnh hội, đánh giá được củng cố và nâng cao. Khi có được những kĩ năng thiết yếu của xã hội hiện đại này, học sinh sẽ trở thành con người năng động, bạn dạn, tự tin, sẵn sàng đối mặt và có kĩ năng giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống.