III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI 1 Hiệu quả về mặt xã hội.
1.3. Hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn giáo dục công dân.
dục công dân.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy hiệu quả dạy môn GDCD của tôi được cải thiện lên đáng kể. Với môn này có nhiều kiến thức khó, trừu tượng nhưng được minh hoạ bằng hình ảnh, câu chuyện, tình huống cụ thể thì các em tiếp thu và hiểu bài rất nhanh. Khi cô kể chuyện liên quan đến bài học là các em rất hứng thú, trật tự lắng nghe. Có gì không rõ là các em hỏi cô luôn. Khi dạy bài tình yêu bằng giáo án điện tử, có nhiều tranh ảnh và tình huống thú vị, học sinh vô cùng thích thú. Xong giờ giảng mà các em còn tiếc nuối. Có em còn bảo: đây là tiết học thú vị nhất mà em từng được học. Đó là món quà quý giá về mặt tinh thần, là động lực giúp chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Tôi thường xuyên cho các em thảo luận theo bàn hoặc theo tổ, phân công cho các em đóng vai miêu tả lại tình huống. Có nhiều em đóng vai rất đạt như ở lớp 11A5, 11A8, 12 A10, 10A4, 10A10. Cả lớp được những trận cười sảng khoái.
Học sinh háo hức muốn tham gia đóng vai tình huống.
Việc vẽ tranh, sưu tầm ảnh có liên quan đến tình huống cũng được áp dụng thường xuyên. Học sinh làm theo nhóm, ai đóng góp nhiều nhất sẽ được điểm cao nhất ( thường lấy điểm kiểm tra thường xuyên). Các em dán tranh lên bảng và thuyết trình rất tự tin. Học sinh sẽ có thời gian để chụp ảnh, lưu lại những kỉ niệm của tuổi học trò. Những bức ảnh đẹp, có ý nghĩa giáo dục cao sẽ được mang trưng bày ở phòng họp tổ bộ môn, dán ở lớp hoặc treo lên phòng truyền thống. Học sinh rất tự hào về điều đó và càng tích cực thực hiện các nhiệm vụ cô giao. Tôi đã xem và rất tâm đắc với chương trình trên kênh VTV7: “Thầy cô chúng ta đã thay đổi, mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Qua chương trình này, tôi cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích về cách tạo dựng một giờ học hiệu quả. Điều đó càng thôi thúc tôi đi theo con đường mình đã chọn.
Học sinh vô cùng hứng thú khi xem các bạn đóng vai giải quyết tình huống.
Học sinh đã chủ động hỏi cô nhiều hơn về cách ứng xử khi gặp phải các tình huống khó. Trước những tình huống tưởng chừng như đơn giản ai cũng có thể trả lời được là đúng hay sai nhưng để mổ xẻ vấn đề một cách sâu sắc giúp các em hiểu rõ và biến thành kĩ năng sống, không mất tình cảm, không vi phạm pháp luật thì qủa là việc khó. Từ khi thường xuyên đưa tình huống vào giảng dạy, chúng tôi đã luôn phải đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu kiến thức ngoài sách giáo khoa, trong thực tế cuộc sống, trong sách luật, thậm chí hỏi luật sư trực tuyến trên mạng, hỏi bạn bè đồng nghiệp để có được những câu trả lời hay nhất cùng chia sẻ với các học sinh.
Ông cha ta đã dạy: Ta chỉ nên nói khi am hiểu vấn đề và khi thật sự cần thiết. Khi nào có tình huống khó mà bản thân chưa biết nên xử lí như thế nào thì chưa vội trả lời học sinh. Nếu nóng vội mà trả lời ngay mà học sinh cảm thấy chưa thuyết phục thì có thể sẽ làm giảm uy tín và sự tin tưởng từ phía học sinh. Nếu có vấn đề gì sai sót nên xin lỗi học sinh luôn với thái độ thân thiện và cầu tiến. Giáo viên cũng phải học tập rất nhiều từ phía học sinh, nhất là các em có kĩ năng sống tốt, có nhiều mối quan hệ và va vấp xã hội nhiều.
Vấn đề các em hỏi thì rất nhiều nhưng có thể cùng chia sẻ với các em với tư cách là người mẹ, người chị đi trước, có thể có nhiều kinh nghiệm sống hơn. Qua các cuộc trò chuyện, cô và trò sẽ hiểu nhau hơn, gần gũi hơn.
Suốt gần 1 năm áp dụng đề tài vào công tác giảng dạy, bản thân chúng tôi nhận thấy chất lượng bộ môn GDCD đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện ở số học sinh khá và học sinh giỏi càng ngày càng tăng, chất lượng thi tốt nghiệp THPT cũng có nhiều thay đổi đáng tự hào. Năm 2018- 2019 có 1 học sinh đạt điểm 10 môn GDCD trong kì thi tốt nghiệp THPT, chất lượng chung dưới trung bình chung của sở. Đến năm 2019 - 2020 đã có 4 HS đạt điểm 10, điểm bình quân môn GDCD cũng đã đạt 8,94 điểm/ 1 học sinh, vượt trung bình Sở. Năm 2021 – 2022 toàn trường đã có 35 học sinh đạt điểm 10 môn GDCD, điểm bình quân là 9.39/1 học sinh, xếp thứ 12 toàn tỉnh, vượt xa điểm trung bình chung của Sở, vượt 13 bậc so với năm học trước. Lớp 12A10 đã đạt điểm bình quân 9.6 điểm / 1 học sinh. Với điểm số cao nên nhiều em đã chọn môn GDCD trong tổ hợp xét tuyển vào các trường Đại học mà các em thích. Từ đó học sinh càng yêu thích bộ môn hơn. Điều đó chứng tỏ việc đưa các tình huống minh họa sinh động và sát thực tế vào dạy học GDCD 12 đã đem lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình học tập của học sinh, giúp các em hứng thú và yêu thích môn học hơn .
KẾT LUẬN
Để học sinh thêm yêu thích các tiết học GDCD và không còn tư tưởng xem nhẹ bộ môn GDCD, bản thân chúng tôi đã cố gắng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm kích thích sự say mê học tập cũng như tích hợp các nội dung thực tiễn vào giảng dạy. Khi dạy nội dung thực hiện pháp luật thì tôi yêu cầu học sinh đóng kịch các tình huống vi phạm pháp luật thực tế các em gặp như: vi phạm luật giao thông, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại; ăn trộm tiền đi chơi game; vay tiền bạn quá hạn mà không trả….., từ đó đi phân tích giải quyết vấn đề. Chúng tôi còn kết hợp với đoàn trường để tư vấn và mời các bác bên Hội luật gia tỉnh Nam Định sang để
phổ biến giáo dục pháp luật cho các em về luật hành chính, hình sự cho cả ba khối vào đầu năm học….Các hoạt động này cũng giúp các em say mê, hứng thú học tập và ghi nhớ bài lâu hơn.
Bên cạnh đó, việc vận dụng linh hoạt các bài tập tình huống trong dạy học bộ môn là một trong các phương tiện dạy học tích cực trong quá trình đổi mới giáo dục để học sinh có thể hiểu sâu và rộng hơn về các nội dung đã và đang được học.
Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi về việc vận dụng các bài tập tình huống trong giảng dạy môn GDCD. Chúng tôi hi vọng mình sẽ góp phần nhỏ vào công việc giảng dạy của các thầy, cô giáo và học sinh trong trường nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. Trong thời gian có hạn, với năng lực và trình độ chưa nhiều không thể tránh khỏi các thiếu sót. Chúng tôi rất mong có sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô và hội đồng chuyên môn để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Khuyến nghị: Từ kết quả nghiên cứu, trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD, khi áp dụng các bài tập tình huống vào giảng dạy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: