trong thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa thành phố Đà Lạt
Thứ nhất: Phân công quản lý dự án đầu tư phù hợp với phân cấp chi đầu tư phát triển của NSNN nhưng phải đảm bảo tương thích với năng lực bộ máy các cấp chính quyền của địa phương.
Tổng kết đánh giá lại năng lực quản lý đầu tư xây dựng của bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn để điều chỉnh lại phân cấp trong quản lý XDCB.
Hiện nay, qua khảo sát ở thành phố Đà Lạt, UBND cấp phường, xã được phân công, phân cấp, ủy quyền làm chủ đầu tư các dự án thuộc nguồn ngân sách cấp phường, xã và chương trình nông thôn mới và nguồn vốn huy động khác theo quy mô của dự án đầu tư. Các chủ đầu tư quản lý dự án theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp điều hành dự án, thông qua sử dụng các thành viên trong bộ máy để thành lập ban quản lý dự án. Điều đáng quan tâm, các xã, thị trấn được phân cấp nhưng phải nhờ các cơ quan chức năng của huyện hoặc hợp đồng với các trung tâm tư vấn để thực hiện các khâu thẩm định thiết kế, dự toán và hồ sơ mời thầu. Qua đó, cho thấy năng lực quản lý đầu tư xây dựng của các chính quyền cấp phường, xã hết sức bất cập. Để đảm bảo điều hành quản lý dự án ở cấp cơ sở có hiệu quả, cần phải điều chỉnh quy trình phân công, phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho cấp cơ sở phù hợp năng lực quản lý.
Thứ hai: Kiện toàn công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; Tăng cường đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức quản lý dự án
119
đầu tư cho cán bộ cấp thành phố và các cấp cơ sở; xác lập phương pháp phối hợp giữa các ngành chức năng trong thẩm định quyết toán VĐT.
Quản lý đầu tư và xây dựng là hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn kinh tế và kỹ thuật phức tạp đan xen lẫn nhau. Cùng với tính phức tạp của chuyên môn quản lý là sự biến động của định chế quản lý trong quá trình bổ sung, sửa đổi hoàn thiện. Để đảm bảo nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB cần phải tăng cường công tác đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ công chức Nhà nước có liên quan.
Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm tra quyết toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB là khâu cuối trong quy trình quản lý Nhà nước về mặt này phòng tài chính vừa là khâu đầu của dự án vừa là khâu cuối cùng để kết thúc dự án đầu tư đưa vào sử dụng. Do vậy, yêu cầu của nghiệp vụ thẩm định là rất cao, phải kết nối được hồ sơ chi phí của tất cả các công đoạn của dự án từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến quyết toán đầu tư. Để chủ động được nội dung công việc thẩm định, yêu cầu của bộ phận chuyên môn thẩm định phải thông thạo cả về chuyên môn tài chính và chuyên môn kinh tế xây dựng. Theo cơ chế hiện tại, công việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở đối với các công trình XDCB ở thành phố được giao cho phòng phòng Quản lý đô thị theo phân cấp quản lý. Đây là đơn vị có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng đảm bảo thực hiện được công tác thẩm định đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với công tác thẩm tra quyết toán vốn hoàn thành các công trình xây dựng hiện đang giao Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện về cơ bản cũng đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, hiện tại cán bộ thực hiện những nhiệm vụ này của hai đơn vị vẫn còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm nên công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư gặp khó khăn khi giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên ngành xây dựng. Để xử lý được những hạn chế của công tác việc thẩm định dự án, thẩm định
120
thiết kế cơ sở và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy các phòng: Quản lý độ thị, Tài chính - Kế hoạch theo hướng: công chức thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm tra quyết toán phải được đào tạo cả chuyên môn tài chính và chuyên môn kinh tế của chuyên ngành xây dựng, hoặc phân rõ chức năng theo hệ thống dây chuyền chuyên môn. Đồng thời, để giải quyết được những vấn đề đa dạng của kỹ thuật trong xây dựng có liên quan đến thẩm định quyết toán vốn đầu tư, cần phải có cơ chế phối hợp giữa ngành tài chính với xây dựng và xây dựng chuyên ngành theo thể thức: Tài chính - kế hoạch chủ trì, ngành xây dựng tham gia phối hợp.
Thứ ba: Xây dựng phương pháp phối hợp giữa các phòng ban, ngành chức năng của thành phố trong việc thẩm định dự án đầu tư.
Theo phương pháp hiện hành việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công là cở sở để thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. Phòng tài chính kế hoạch là tổ chức đầu mối thẩm định dự án và Phòng Quản lý độ thị là đầu mới thẩm định thiết kế bản vẽ thi công. Như vậy để rút ngắn quy trình thẩm định dự án, thì cần có cơ chế phối hợp hài hoà giữa chủ đầu tư và các phòng thẩm định dự án để đẩy nhanh, rút ngắn thời gian thẩm định dự án so với quy định hiện hành bằng cách giao cho phòng tài chính kế hoạch làm đầu mối thẩm định dự án, trên cơ sở ý kiến thẩm định thiết kế kỹ thuật - Dự toán của phòng quản lý độ thị, có như vậy mới đẩy mạnh được công tác thẩm định, phê duyệt công trình trên địa bàn thành phố.