Xuất, kiến nghị đến các cấp, các ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 128 - 136)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 xác định: Tập trung đầu tư xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch chất lượng cao và là một trong những trung tâm về giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học của khu vực và cả nước; thể hiện tốt vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của Tỉnh. Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 xác định Đà Lạt là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng, trung tâm du lịch hỗn hợp, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch văn hóa – lịch sử cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành quốc gia và quốc tế; trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao, trung tâm văn hóa - nghệ thuật, trung tâm bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị cấp vùng và quốc gia; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 xác định thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là đô thị loại I trực thuộc

129

trung ương, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Lâm đồng; trung tâm du lịch về văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và Quốc tế. Vì vậy, ngoài sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, nhân dân thành phố thì Uỷ ban nhân thành phố cũng mạnh dạn đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan ban ngành của tỉnh, trung ương tạo mọi điều kiện, quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ thành phố về mọi mặt, nhất là vốn đầu tư hàng năm để thành phố tập trung vào cơ sở hạ tầng của thành phố, nhằm có điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội trên địa bàn, nhanh chóng xây thành phố Đà Lạt phát triển mạnh về kinh tế, vững về chính trị, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, nhằm thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đề cập những nội dung khoa học sau:

Thứ nhất, trên cơ sở chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,

các chương trình, đề án trọng điểm của thành phố giai đoạn năm 2016-2020, tác giả đã nêu quan điểm định hướng hoàn thiện quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách trên địa bản thành phố Đà Lạt.

Thứ hai, từ thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn ngân sách tác giả đề xuất hệ thống các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian tới. Những nội dung trên đây là những đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn.

130

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Luận văn đã hoàn thành và khẳng định:

Đầu tư xây dựng cơ bản giúp cho nền kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Thành phố Đà Lạt trong những năm qua có những thành tựu nhất định trong công tác quản lý sử dụng vốn ngân sách trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, song vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đó đưa ra những giải pháp giúp Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Lạt đề ra chính sách, nhiều giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả vốn ĐTXDCB. Ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư của xã hội, là công sức của toàn dân góp, được nhà nước sử dụng đầu tư cho những công trình có khả năng thu hồi vốn hoặc những công trình quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của địa phương, vì thế nhà nước có trách nhiệm phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Đề tài cơ bản đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu theo yêu cầu của Luận văn. Những kết luận cơ bản mà luận văn cao học đưa ra gồm:

- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản, vai trò của đầu tư bằng vốn ngân sách đối với phát triển kinh tế - xã hội, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, trong đó có thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Từ cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, sự cần thiết phải quản lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước, các nguyên tắc cũng như yêu cầu quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

131

- Đánh giá thực trạng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản NSNN trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong giai đoạn 2011-2015, chỉ ra những hiệu quả mà các công trình đầu tư xây dựng trong những năm qua mang lại cho đời sống kinh tế - xã hội của thành phố.

- Phân tích toàn diện trên tất cả các mặt thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Qua đó xác định rõ nguyên nhân, tồn tại cần thiết phải giải quyết nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ NSNN trên phạm vi cả nước, tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị đối với quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN. Đây là những kết luận khoa học, góp phần hoàn thiện công tác QLNN đối với công tác đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Luận văn hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Toàn Thắng cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, và sự nỗ lực của bản thân tác giả. Luận văn chắc chắn có giá trị nhất định trong nghiên cứu, học tập đối với các cơ sở đào tạo và tham khảo đối với việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong những năm tới. Trong quá trình nghiên cứu về XDCB từ nguồn vốn NSNN nên kết quả đạt được còn hạn chế và chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, các cô giáo, của bạn đọc về những thiếu sót trên.

132

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thành Tư Anh (2012), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam.

3. Bộ Tài chính (2015), Hướng dẫn mới nhất về kiểm soát, thanh toán, tạm ứng các khoản chi tiêu, Nhà xuất bản Bộ Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2013), Cải cách tài chính công của Việt Nam đến năm 2020 và vai trò của hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ. 5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm

2016 của Bộ Tài chính, về Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016, về Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015) Nghị định số 32/2015/NĐ – CP ngày 25/3/2015 về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/09/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư

9. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ – CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bao trì công trình xây dựng.

10. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ – CP ngày 18/6/2015 Quản lý dự án xây dựng công trình.

133

11. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (năm 2015), Nghị quyết số 01/NQ/ĐH ngày 2/11/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Lâm Đồng.

12. Đảng bộ thành phố Đà Lạt (năm 2015) Văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt khóa XI (Nhiệm kỳ 2015-2020), Đà Lạt.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (năm 2015), Nghị quyết số 137/NQ- HĐND ngày 11/07/2015 của HĐND tỉnh Lâm đồng về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 -2020, Lâm Đồng.

14. Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết số 26/2010/NQ- HĐND, ngày 21/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 – 2015.

15. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Nhà XB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, Nhà XB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

17. Học viện hành chính (2009), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước - Chương trình chuyên viên chính, Nhà XB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

18. Kho bạc Nhà nước (2007), Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/08/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước.

19. Kho bạc Nhà nước (2012), Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN (ban hành theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước).

20. Hoàng Văn Lương (2011), “Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự án đầu tư” Tạp chí kiểm toán số 2.

134

21. Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được QH khoá 13 thông qua ngày 18/6/2014, Nhà XB Lao động, Hà Nội.

22. Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/QH13 ngày 26/11/2013.

23. Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn luật Ngân sách.

26. Thành ủy Đà Lạt (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2011-2015, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

27. Thành ủy Đà Lạt (năm 2014), Nghị quyết số 12-NQ-TH.U ngày

24/12/2014 về việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng xây dựng hệ thống chính trị năm 2015.

28. Thủ tướng Chính phủ (năm 2014), Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

29. Thủ tướng Chính phủ (năm 2015), Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.

30. Tỉnh ủy Lâm Đồng (năm 2016), Nghị quyết tỉnh ủy Lâm Đồng số 03- NQ/TU ngày 13/09/2016 về phát triển hành phố Đà Lạt và vùng phụ cận

135

giai đoạn 2016-200, định hướng đấn 2030.

31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2009), Quyết định số 54/2009/QĐ- UBND ngày 10/6/2009 ban hành quy định về phân cấp, uỷ quyền nhiệm vụ chi đầu tư, quản lý các dự án đầu tư (thuộc nguồn vốn ngân sách), cấp phép xây dựng và phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2015), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011- 2015 và dự kiến xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 tỉnh Lâm Đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (2015), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

34. Lương Minh Việt (2010), Học việc hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Hà Nội.

35. www.misa.com.vn/tre-l%C3%A0ng/tabid/176/newsid/5217/Luat-Ngan- sach-nha-nuoc-sau-10-nam-thuc-hien.aspx.

36. http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?top ic=191&subtopic=8&leader_topic=989&id=BT531160686.

136

PHỤ LỤC KÈM THEO DANH MỤC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 128 - 136)