0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tăng cường vai trò quản lý thanh toán, giải ngân của Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 124 -126 )

nhà nước Đà Lạt đối với các dự án vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Đà Lạt

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư trong việc thực hiện và thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư theo kế hoạch năm, tránh tình trạng nhiều dự án mặc dù đã đủ điều kiện nhưng không triển khai thực hiện ngay đến cuối năm mới khởi công và nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không hoàn tất thủ tục để thanh toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Trong trường hợp này người đề nghị thanh toán vẫn phải nộp lại số tiền được thanh toán không đúng và cả số tiền phạt bằng số tiền thanh toán tăng không đúng. Tổ chức quyết toán dự án, công trình sau khi hoàn thành là một nội dung không thể thiếu được trong quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB. Quyết toán vốn đầu tư phải đảm bảo chính xác đầy đủ tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện; Phân định rõ nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán vốn đầu tư xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Quyết toán nhanh, kịp thời chẳng những đáp ứng được yêu cầu quản lý, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, mà còn thông qua công tác quyết toán, đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút được những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý các dự án, công trình khác, tăng cường công tác quản lý và nâng cao

125 hiệu quả vốn đầu tư.

Thứ nhất: Đơn giản hóa và công khai hóa các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật trong XDCB của từng loại công trình, dự án.

Kỹ thuật và kinh tế trong hoạt động XDCB liên quan đến nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn và định mức xây dựng có tính chất chuyên môn cao. Mặt khác, do năng lực dân trí của cộng đồng chi phối, nên không phải bất cứ một cộng đồng ở địa bàn dân cư nào cũng có thể tiếp cận các quy trình quy phạm này. Do đó, để cho công tác giám sát cộng đồng có hiệu quả, yêu cầu phải đơn giản hóa các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật theo hướng phổ thông hóa. Đồng thời, vận dụng các tiêu chuẩn vào văn hoá địa phương từng vùng, để tạo điều kiện cho nhân dân dễ dàng tiếp cận đồng thời cũng để cho minh bạch trong giám sát, các tiêu thức về kinh tế và kỹ thuật của công trình, dự án sau khi được đơn giản, phổ thông hóa phải được công khai hóa bằng áp phích tại vị trí xây dựng công trình xây dựng.

Thứ hai: Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lượng giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lượng thanh tra và đẩy mạnh công tác thanh tra dể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm, đưa ra ánh sáng những kẻ cố ý làm trái quy định, pháp luật gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí hiện nay, thu hồi tài sản bị thất thoát. Các biện pháp cụ thể là:

Bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình độ vào lực lượng thanh tra và điều tra; trang bị thêm thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra, điều tra. Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lương thanh tra, điều tra. Lực lượng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan công bằng. Thưởng và phạt phân minh với những thành tích và khuyết điểm trong công tác. Cần áp dụng các giải pháp liên quan đến cá nhân ở trên đối với lực lượng thanh tra, điều tra. Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này

126 đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát.

Khi đã có đơn tố giác, đã có biểu hiện, dư luận về sai phạm, thất thoát ở dự án nào thì lực lượng thanh tra, điều tra phải sớm xác định và làm rõ, phải làm cho đến nơi đến chốn để rõ trắng đen và đưa vụ việc ra ánh sáng, để có tác dụng răn đe và quan trọng là thu hồi tài sản của Nhà nước bị thất thoát.

Nhà nước cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn, vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nước có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tư nâng cao năng lực lực lượng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng. Bổ sung kinh phí cho hoạt đọng thanh tra, điều tra…Vì vậy có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi được nhiều hơn số tiền bị thất thoát.

Tập trung giám sát đầu tư với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện những sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh để xảy ra lãng phí.

Tập trung thanh tra tất cả các dự án đang và đã triển khai để phát hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thát thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí thất thoát.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 124 -126 )

×