đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Thứ nhất: Cụ thể hóa cơ chế giám sát cộng đồng để tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện ở cơ sở.
121
Chính phủ có hiệu lực ngay sau ban hành và thông tư số 04/2006/TTLT- BKHĐT-UBTƯMTTQVN-BTC về hướng dẫn thực hiện quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác giám sát cộng đồng, đảm bảo hiệu quả giám sát cộng đồng, về các công việc cần giám sát, cách thức giám sát, tổ chức điều động nhân lực giám sát, sự phối hợp giám sát cộng đồng với giám sát của các cơ quan và bộ phận chức năng của Nhà nước, tư vấn và nhà thầu. Đồng thời để khuyến khích về lợi ích kinh tế đối với giám sát cộng đồng, cần phải có chế tài trích lại một phần giá trị có nguy cơ thất thoát do giám sát cộng đồng phát hiện để thưởng trực tiếp cho các thành viên có công phát hiện.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP, ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, tại Điều 83 - Luật đầu tư công đã có quy định trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư công của cộng đồng. Đây là những văn bản, quy định quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện công tác giám sát đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công của cộng đồng đối với các đơn vị được giao thực hiện đầu tư và của các cơ quan liên quan.
Dựa vào tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. Cơ chế giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống chưa thật rõ ràng, trình trạng các cơ quan kiểm tra, giám sát còn chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Để công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc quản lý, sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đà Lạt có hiệu quả,
122
cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Phải xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư tại các đơn vị sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Để kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư cũng như tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB cần xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác. Công khai hóa tất cả các thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở tất cả các cấp, ngành, về kế hoạch, dự toán, quyết toán vốn đầu tư ở từng công trình, dự án, từng đơn vị. Khắc phục tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời về tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại đơn vị; Tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ kịp thời về tình hình thực hiện đầu tư cho các cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán một cách hợp lý, khoa học. Xây dựng định chế bắt buộc phải công khai thông tin khi sử dụng vốn NSNN, thông tin về quản lý sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Phải xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình đầu tư vốn XDCB:
Thứ hai: Kiểm soát trước khi đầu tư vốn, trước khi đầu tư vốn, việc giám sát được thông qua quá trình lập dự án đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư. Để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các quy định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Các quy định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng quy định đặt ra. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tư.
Thứ ba: Kiểm soát trong khi đầu tư vốn, trong khi đầu tư vốn, trách nhiệm giám sát vốn đầu tư vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, cơ quan thanh toán (Kho bạc Nhà nước) chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu. Việc giám sát trong khi đầu tư vốn phải đảm bảo thông thoáng,
123
tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trách nhiệm của người thanh toán vốn chỉ dừng lại trên hồ sơ đề nghị thanh toán vốn, còn sai lệch thực tế giữa thực tế sơ với hồ sơ thì người thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm.
Thứ tư: Kiểm soát sau khi đầu tư vốn, cần phải xác định sau khi đầu tư vốn là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Trong đầu tư XDCB, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá. Mặt khác, khi dự án hoàn thành thì các Ban quản lý dự án có thể đã giải thể, chuyển sang đơn vị khác. Do đó, cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán. Xóa bỏ tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát: hiện nay, việc thanh, kiểm tra vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố chưa được phân công rõ ràng. Một dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, cơ quan thanh tra kiểm tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm tra, cơ quan kiểm sát kiểm tra, cơ quan điều tra kiểm tra. Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của chủ đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, cần phải phân chia thành hai loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan chủ quản, cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán nhà nước. Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất…
124