- Nghiên cứu đôi khi thành công cho ra sản phẩm, nhưng đôi khi lại t ạo tiền đề cho các nghiên cứu sau
1.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ
chế, chính sách; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ NLNT [24].
Như vậy, QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hiểu là dạng quản lý mà trong đó chủ
thể quản lý chính là Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của đối tượng quản lý trong lĩnh vực hoạt động KHCN nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội, phát triển KHCN đặc biệt trong lĩnh vực NLNT, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT bên cạnh việc được hưởng các
chính sách đối với đội ngũ nhân lực KHCN nói chung, cịn được hưởng chính sách riêng giành cho nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT.
1.2.2.1. Chính sách đối với nhân lực khoa học cơng nghệ
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo/quản lý đề ra
để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình; là một cơng cụ quản lý để điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu nhất định.
18
Chính sách cơng là chính sách do Nhà nước đề ra, có phạm vi tác động rộng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, một
địa phương, một ngành, một nhóm người hay một cộng đồng xã hội; là một
chương trình hành động trong thời gian dài; là tập hợp các quyết định hành
động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đềđặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định.
Dựa trên cơ sở khái niệm chính sách và chính sách cơng thì chính sách KHCN có thể được định nghĩa như sau [5]:
Chính sách KHCN là các chiến lược, các kế hoạch về KHCN, là phương
thức hành động của Nhà nước nhằm tác động tới kết quả hoạt động KHCN, góp phần thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia trong từng giai đoạn dựa
trên đường lối chính trị của đất nước.
Chính sách đối với nhân lực KHCN cũng có thể được hiểu là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các mục tiêu, các định hướng, các giải pháp và các công cụ Nhà nước sử dụng nhằm nâng cao tiềm lực và phát triển KHCN, góp phần thực hiện các mục tiêu khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn nhất định.
1.2.2.2. Chính sách đối với đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ lĩnh vực
năng lượng nguyên tử ở Việt Nam
Trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực KHCN, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực là công cụđể quản lý nguồn nhân lực, bao gồm các chế độ, các quy định cụ thể về quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ của người lao động để họ có thể
thực hiện có hiệu quả công việc hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức, kỹnăng, năng lực để họ có thể đảm nhiệm những cơng việc ở vị trí cao hơn
19
Như vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực
NLNT được hiểu là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức của cá nhân, tổ chức hiểu được tính cấp thiết của việc phát triển nguồn nhân lực
KHCN trong lĩnh vực NLNT. Trên cơ sở đó họ sẽ tự giác, tích cực, chủđộng tham gia vào các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
Trong luận văn này, chính sách thúc đẩy QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là
những chính sách do Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ KH&CN nhằm tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động phát triển nguồn nhân lực NLNT. Cụ thể là lực lượng lao động đang làm việc trong ngành cả về số lượng và chất lượng để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển NLNT.