Chức năng của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nƣớc về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 34 - 37)

truyền thống, lòng tự hào, nâng cao trách nhiệm cộng đồng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động thƣơng mại.

1.2.2. Chức năng của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nƣớc vềthƣơng mại thƣơng mại

Chức năng QLNN về thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh là chức năng quản lý nhà nƣớc của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh thực hiện hoạt động quản lý tổng hợp về nhiều mặt tại địa phƣơng. Vì vậy, để các quyết định của chính quyền cấp tỉnh có căn cứ xác đáng dựa trên cơ sở khoa học, đòi hỏi có tham vấn của các cơ quan chuyên môn đối với mỗi ngành, lĩnh vực nhất định.

Chức năng của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý thƣơng mại đƣợc hình thành một cách khách quan, nó quy định các nhiệm vụ hoặc hoạt động quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh về thƣơng mại. Tuy nhiên, các chức năng quản lý thƣơng mại cụ thể của chính quyền cấp tỉnh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của môi trƣờng chính trị, kinh tế và xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Về cơ bản, chức năng quản lý thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh bao gồm các chức năng:

1.2.2.1. Định hướng phát triển thương mại cho địa phương

Kế hoạch hóa thƣơng mại là toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển thƣơng mại của địa bàn tỉnh bao gồm phạm vi tất cả các huyện, các địa phƣơng, các vùng và theo từng ngành hàng, ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của tiến trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Chính quyền cấp tỉnh thông qua các chiến lƣợc, kế hoạch và chƣơng trình phát triển thƣơng mại đểđịnh hƣớng phát triển thƣơng mại của tỉnh trong từng thời kỳ, hƣớng dẫn hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ của các chủ thể tham gia thị

27

trƣờng trong tỉnh cũng nhƣ thị trƣờng trên cả nƣớc và quốc tế. Kế hoạch thƣơng mại giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển thƣơng mại.

1.2.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh cho các chủ thể hoạt động thương mại

Chính quyền cấp tỉnh có chức năng soạn thảo, ban hành khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, bảo đảm môi trƣờng pháp lý minh bạch, bình đẳng, ổn định vững chắc giúp các doanh nghiệp có thể dự đoán đƣợc, yên tâm đầu tƣ kinh doanh và hoạt động lâu dài.

Khung pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản quản lý, các quy định chính sách, các định chế cần thiết khác cũng nhƣ bộ máy tổ chức để thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Khung pháp lý còn bao gồm các chế định nhằm thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế thể hiện trong các hiệp định mà chính quyền cấp tỉnh đã ký kết hoặc điều ƣớc quốc tếđã tham gia. Nhƣ vậy, việc chính quyền cấp tỉnh tạo ra khung pháp lý và cung cấp các thông tin hƣớng dẫn về thủ tục, quy trình thƣơng mại cũng có ý nghĩa tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhƣ vậy, khung pháp lý về thƣơng mại bao gồm các yếu tố văn bản quản lý, chếđịnh vềthƣơng mại hoặc có liên quan tới thƣơng mại.

1.2.2.3. Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại

Chính quyền cấp tỉnh có chức năng thiết lập hệ thống tổ chức QLNN về thƣơng mại của địa bàn tỉnh và sử dụng bộ máy này để xây dựng các công cụ định hƣớng, tạo lập khung pháp lý để quản lý thƣơng mại. Đồng thời chính quyền cấp tỉnh sử dụng quyền lực và sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những hoạt động thuộc về chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với lĩnh vực thƣơng mại, nhằm đƣa chính sách, pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, biến chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại thành hiện thực. Do vậy, chính quyền cấp tỉnh không chỉ là ngƣời tổ chức, mà còn là ngƣời phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành có liên quan; giữa các chính quyền địa phƣơng để quản lý thƣơng mại.

28

Hoạt động thƣơng mại rất đa dạng, diễn ra trên phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng, từng vùng lãnh thổ, ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, liên quan tới quản lý của nhiều ban, ngành và các cấp chính quyền địa phƣơng. Do vậy, chính quyền cấp tỉnh phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về thƣơng mại các cấp Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các ngành thƣơng mại, dịch vụ với các ngành sản xuất trong nền kinh tế.

Để thực hiện chức năng này, chính quyền cấp tỉnh phải tạo lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại phù hợp, trao quyền và phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan, sở quản lý ngành ở địa phƣơng, quy định phân cấp quản lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại.

Chức năng này còn bao gồm việc bồi dƣỡng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp cao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu và các nhiệm vụ của công tác QLNN về thƣơng mại đặt ra trong thời kỳ hội nhập.

1.2.2.4. Lãnh đạo, điều hành chung về thương mại của tỉnh

Chính quyền cấp tỉnh là ngƣời đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thịtrƣờng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực thi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp bằng luật pháp, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền. Một mặt, chính quyền tỉnh hƣớng dẫn, kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo định hƣớng, mục tiêu đã hoạch định. Mặt khác, tham gia vào thực hiện chính sách vĩ mô của nƣớc, điều tiết thị trƣờng, can thiệp khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế, duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiền tệ, bảo đảm lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Khi thực hiện chức năng này,ở tầm vĩ mô,nhà nƣớc là ngƣời ra các quyết định (ban hành các văn bản chính sách và pháp luật), phân cấp cho cấp tỉnh thực hiện những chức năng phù hợp với địa phƣơng, lãnh đạo, điều hành các chủ thể thƣơng mại tham gia thị trƣờng phạm vi tỉnh, đồng thời đặt trong mục tiêu phát triển và kiểm soát thƣơng mại của cảnƣớc.

29

1.2.2.5. Kiểm tra, giám sát các quan hệtrao đổi, các hoạt động thương mại

Mọi chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều phải tuân thủ luật pháp và các quy định chính sách của nhà nƣớc liên quan tới thƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 34 - 37)