Sự cần thiết khách quan trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 37 - 48)

các hoạt động buôn bán trên thị trƣờng giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức và sử dụng các phƣơng pháp, công cụ, phƣơng tiện khác nhau.

Chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể kinh doanh cũng nhƣ việc chấp hành các chế độ quản lý của các chủ thể đó (nhƣ đăng ký kinh doanh, tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh, an toàn của sản phẩm, các quy định môi trƣờng, nghĩa vụ nộp thuế…). Chính quyền cấp tỉnh kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài sản của quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

1.2.3. Sự cần thiết khách quan trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh chính quyền cấp tỉnh

Thƣơng mại là lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong khâu phân phối và lƣu thông của nền kinh tế. Trong quá trình này, thƣơng mại có những tác động đến kinh tế, xã hội và chính cộng đồng thƣơng nhân. Vì lẽđó, hoạt động thƣơng mại vì mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tƣ ở các địa phƣơng hay vùng lãnh thổ đều cần có sự quản lý chung, thống nhất bởi các cơ quan, tổ chức đại diện nhà nƣớc đóng trên địa bàn tỉnh. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại là hoạt động không thể thiếu trong công tác QLNN về kinh tế vì những lý do sau đây:

1.2.3.1. Thương mại là một lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế quốc dân luôn diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động thƣơng mại là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng. Một trong những nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nƣớc là phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phƣơng và vùng lãnh thổ. Đặc điểm của hoạt động thƣơng mại là hoạt động mang tính liên ngành, liên vùng và là hoạt động

30

có tính xã hội hóa cao mà mỗi doanh nghiệp không thể tự xử lý các vấn đề mà cần đến sự phối hợp quản lý của các cấp, các ngành trong bộ máy nhà nƣớc. Trong quá trình quản lý thƣơng mại, nhà nƣớc phải điều tiết nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Trƣờng hợp có sự tham gia thiên lệch của các tƣ nhân khi họ chỉ tập trung vào các ngành có nhiều lợi nhuận, bỏ trống những lĩnh vực nhu cầu ngƣời dân đặt ra nhƣng lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, Nhà nƣớc phải tổ chức ra những doanh nghiệp của mình (doanh nghiệp nhà nƣớc) để sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. Các doanh nghiệp này do nhà nƣớc đầu tƣ vốn để đảm nhiệm những nhiệm vụ dự trữ các nguồn hàng thiết yếu và những dịch vụ thuộc diện chính sách xã hội mà các doanh nghiệp tƣ nhân không tham gia. Nhà nƣớc phải nắm giữ một số tập đoàn kinh tế lớn và các tổng công ty, các doanh nghiệp chủ đạo để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

1.2.3.2. Thương mại có khảnăng chi phối sản xuất và tiêu dùng

Thƣơng mại là một khâu của quá trình tái sản xuất, nắm đƣợc khâu này nhà nƣớc sẽ chi phối đƣợc cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất hàng hóa, trƣớc khi đƣa vào tiêu dùng, hàng hóa phải đƣợc đƣa vào khâu phân phối, lƣu thông, đó là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, khâu trung gian này trở thành yếu điểm của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân có thể làm quan hệ cung cầu không khách quan, trong đó có cả những lỗi kỹ thuật của khâu trung gian và hành vi không bán hàng, đầu cơ, chờ thời cơ nâng giá của các thƣơng nhân. Khi hoạt động thƣơng mại vận hành khách quan sẽ làm cho sản xuất hàng hóa phát triển và thông qua hoạt động mua bán sẽ tạo động lực kích thích đối với các nhà sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Ngƣợc lại, hoạt động thƣơng mại cũng có thể làm sai lệch nhu cầu của thị trƣờng, kìm hãm kinh tế phát triển, giảm hiệu quả xã hội. Điều đó cần đến một lực lƣợng thay mặt xã hội điều tiết, đó chính là nhà nƣớc.

31

1.2.3.3. Hoạt động thương mại tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích xã hội vì lợi ích

Trong hoạt động thƣơng mại rất dễ xuất hiện tính tự phát, vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy, nhà nƣớc phải quản lý để uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các lệch lạc đó. Các hoạt động thƣơng mại luôn chứa đựng những mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia kinh doanh, giữa chủ thể kinh doanh với ngƣời tiêu dùng, nhà nƣớc và cộng đồng xã hội. Nhà nƣớc đại diện cho lợi ích chung, có đủ điều kiện về nguồn lực, thẩm quyền (xã hội giao phó) để giải quyết các mâu thuẫn và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.3.4. Thực hiện hỗ trợthương mại phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, nội dung hoạt động thƣơng mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết các lĩnh vực đời sống KT-XH, đã hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, các hiệp hội thƣơng mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thƣơng mại quốc tế ngày nay mang ý nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần thƣơng mại, nhiều thƣơng nhân và hợp thành mạng lƣới các loại hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh liên kết, vừa tự do hóa, vừa độc quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không bình đẳng. Do đó, nhà nƣớc phải quản lý thƣơng mại quốc tế phát triển đúng hƣớng và bảo hộ nền sản xuất kinh doanh trong nƣớc.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt

động thƣơng mại

1.2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thương mại trên

địa bàn tỉnh

Quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc vềthƣơng mại nói riêng, ở cấp quản lý nào (Trung ƣơng hay địa phƣơng) cũng đều cần đến công cụ quản lý. Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý thƣơng mại là quy hoạch,

32

kế hoạch và chính sách phát triển thƣơng mại. Trong phạm vi của tỉnh, chính quyền cấp tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách để quản lý các hoạt động thƣơng mại trên cơ sở cụ thể hóa các chủtrƣơng, chính sách của nhà nƣớc. Căn cứđiều kiện thực tế của tỉnh, cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn phải xây dựng bản dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Bản quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại là những tƣ tƣởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn, dài hạn đểđịnh hƣớng cho hoạt động thƣơng mại của tỉnh phát triển phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng và mục tiêu chung của đất nƣớc. Quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại là cơ sở định hƣớng cho hoạt động quản lý thƣơng mại. Vì vậy, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại của cả nƣớc cũng nhƣ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh. Bản quy hoạch, kế hoạch đƣợc xây dựng phân định theo lộ trình: dài hạn, 05 năm hoặc hàng năm.

Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh một mặt dựa vào quy hoạch, kế hoạch chung của cả nƣớc, mặt khác phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Trên cơ sởđánh giá tiềm năng và lợi thế, điểm mạnh, điểm yếu của địa phƣơng, có thể xác định những ngành nên thúc đẩy phát triển, ngành hạn chế kinh doanh, ngành kinh doanh phải có điều kiện, nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

1.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vềthương mại tại tỉnh

Bộ máy QLNN đối với hoạt động thƣơng mại tại tỉnh đƣợc hiểu là hệ thống các cơ quan QLNN ở địa phƣơng (tỉnh), đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của thƣơng mại. Việc tổ chức bộ máy

33

QLNN đối với hoạt động thƣơng mại tại địa phƣơng phải xuất phát từ yêu cầu của công việc quản lý hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Để có thể kiểm soát, đảm bảo sự ổn định và phát triển thƣơng mại tại tỉnh, các hoạt động đăng ký kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thƣơng mại cần đƣợc tổ chức và quản lý bởi các cơ quản lý nhà nƣớc. Mỗi hoạt động thƣơng mại đều cần đến sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau. Chính vì vậy, đểđạt đƣợc hiệu quả quản lý, các tỉnh cần phải thiết lập bộ máy quản lý có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan. Bộ máy quản lý thƣơng mại sử dụng công cụ luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch để quản lý. Tại các nhà nƣớc, căn cứđể tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại là Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND, hoặc Luật về chính quyền địa phƣơng, Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại.

1.4.2.3. Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh hoạt động thƣơng mại là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh thƣơng mại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của hoạt động đăng ký kinh doanh là để nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ sự ra đời, tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động thƣơng mại. Trên cơ sở đó, thƣơng nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ trƣớc nhà nƣớc. Thông qua đăng ký kinh doanh, một cá nhân hay doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ đƣợc nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời thƣơng nhân phải thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc.

Tổ chức đăng ký kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh bao gồm: cấp giấy phép kinh doanh thƣơng mại, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với thƣơng nhân kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ; thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân trong nƣớc trên địa bàn tỉnh; thực hiện đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài trên địa

34

bàn tỉnh. Sở Công Thƣơng tỉnh là cơ quan đầu mối đƣợc giao nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho thƣơng nhân. Cơ quan này là nơi tiến hành các thủ tục nhận hồ sơ, xem xét các điều kiện và cấp đăng ký kinh doanh, đồng thời theo dõi, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của thƣơng nhân trên địa bàn tỉnh. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải xây dựng thông tin và kiểm tra doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại nói riêng theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh thƣơng mại của doanh nghiệp và cá nhân đƣợc thực hiện đúng theo những nội dung đã đăng ký và theo quy định của pháp luật.

1.2.4.4. Hỗ trợ hoạt động thương mại

Các thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại có thể là cá nhân hoặc tổ chức là những “thực thể sống” trong nền kinh tế, họ cũng cần những sự trợ giúp nhất định. Nhà nƣớc bằng quyền lực, trách nhiệm và khả năng của mình hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Nhà nƣớc có thể hỗ trợ cho mọi ngƣời dân và doanh nghiệp về vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin, xúc tiến thƣơng mại (XTTM), đầu tƣ, các thủ tục hành chính,… Hoạt động hỗ trợ từcác cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại của một tỉnh không chỉ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại mà còn là nới kết nối hiệu quả giữa nới sản xuất với tiêu dùng, điều tiết cung cầu, ổn định và phát triển kinh tếđịa phƣơng. Trong hoạt động thƣơng mại, các thƣơng nhân có thể phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ môi trƣờng kinh doanh luôn biến động, nên đòi hỏi chính quyền tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kịp thời để thƣơng mại ổn định và phát triển. Tuy nhiên, những hỗ trợ phải có chọn lọc và hợp lý, phù hợp với xu hƣớng hội nhập và cam kết đã ký. Tránh sự hỗ trợ mang tính trợ cấp, bóp méo thƣơng mại và cạnh tranh, đi ngƣợc hội nhập và phát triển.

Hoạt động thƣơng mại đòi hỏi thƣơng nhân phải có nhiều tố chất, điều kiện nhƣng có những vấn đề chỉ nhà nƣớc mới có thể giải quyết đƣợc cho nhà kinh doanh nhƣ an ninh thƣơng mại hoặc phần lớn vốn, tài sản công nhƣ nhà

35

nƣớc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng thƣơng mại. Chỉ Nhà nƣớc mới đủ điều kiện và khả năng trở thành chỗ dựa tin cậy cho các doanh nhân trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh, để tồn tại và phát triển.

1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hoạt động thương mại

Công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo sự vận hành thị trƣờng thông suốt, liên tục theo đúng quỹ đạo, đúng trật tự luật pháp. Thông qua kiểm tra, thanh tra, giám sát thoạt động thƣơng mại, có thể phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật, xử lý, răn đe, đảm bảo trật tự kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng có thể phát hiện đƣợc những khiếm khuyết, bất cập từ các chính sách của nhà nƣớc đã ban hành. Từđó điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung, nhằm tăng cƣờng hiệu quả của quản lý nhà nƣớc vềthƣơng mại.

Ngoài ra, nhà nƣớc còn phải kiểm tra, đánh giá thực lực của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại của cấp dƣới cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức thực thi công vụ trong từng giai đoạn để có những giải pháp đổi mới, phù hợp với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh.

1.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH

Hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại ở cấp tỉnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tốkhách quan là các điều kiện kinh tế thịtrƣờng, môi trƣờng kinh doanh chung của cả nƣớc và môi trƣờng quốc tế tác động qua lại kết hợp với các nguồn lực kinh tế trên địa bàn tỉnh. Các yếu tố chủ quan là từ phía các nhà quản lý, hoạch định các chính sách có tác động trực tiếp đến hoạt động của quản lý thƣơng mại ở tỉnh.

1.3.1. Các yếu tố khách quan

1.3.1.1. Chính sách kinh tếvĩ mô do Trung ương ban hành

Chính sách chung của nhà nƣớc có thể tác động đến chính sách quản lý của tỉnh theo hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc

36

thể hiện quan điểm của nhà nƣớc về phát triển thƣơng mại trên phạm vi toàn nền kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa, chính sách chung sẽ đến với các tỉnh. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)