niên ở nông thôn
Những hạn chế trong hoạt động QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại huyện Thanh Miện những năm qua chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhânchủ quan, khách quan như sau:
- Kinh tế huyện Thanh Miện phát triển chưa có bước đột phá, chưa phát huy được hết điều kiện tiềm năng thế mạnh của huyện, chưa thu hút được đầu
tư từ bên ngoài; ngành công nghiệp, dịch vụ chưa có điều kiện phát triển mạnh, đồng nghĩa chưa tạo được nhiều việc làm, việc làm mới cho lao động nói chung, lao động thanh niên ở nông thôn nói riêng, đặc biệt lao động nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế địa
phương huyện.
- Hệ thống thể chế việc làm nói chung, hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật về việc làm nói riêng còn mang tính khái quát cao, thiếu cụ thể, chưa tập trung mà được quy định rải rác trong nhiều văn bản của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ban hành dưới nhiều hình thức khác nhau nên gặp không ít khó khăn, vướng mắc quá trình tổ chức thực hiện.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc
làm được hình thành từ nhiều nguồn, tuy trình độ, năng lực đã được nâng cao dần qua đào tạo, bồi dưỡng, thực tiễn công việc nhưng vẫn thấp so với yêu
cầu, đòi hỏicông tác QLNN về việc làmđối với đặc thù địa phương có dân số lao động làm nông nghiệp chiếm tỉ lệ đông, địa bàn quản lý rộng; vì vậy, rất cần những cán bộ có trình độ, năng lực đạt đến tầm chuyên gia đầu ngành công tác QLNN về việc làm để tạo sự đột phá trong lĩnh vực việc làm góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
- Hoạt động QLNN về việc làm ở cấp huyện chưa được đề cao đúng phân cấp. Việc phân cấp, phân quyền thẩm quyền QLNN về việc làm đối với cấp huyện đã rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên ở một số trường hợp mang tính cá biệt, tính sự vụ thì chưa tạo sự nhất quán về mặt thẩm quyền quản lý, điều đó cũng là nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn.
- Một số nguyên nhân khác cũng có thể được coi là tác nhân của những hạn chế,như: Chưa phát huy được vai trò tích cực của các chủ thể khác trong xã hội, đặc biệt là các nhà chuyên gia, các doanh nghiệp, doanh nhân, NSDLĐ, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng... Điều này vô hình chung dẫn đến tình trạng gây sức ép đến ngân sách của nhà nước trong việc triển khai các nội dung trong chính sách về việc làm, vừa để lãng phí và chưa tận dụng hết năng lực, tiềm lực các nguồn lực xã hội hiện có, đáng ra đây chính là các
chủ thể có thể thu hút đểthực hiện các chính sách lớn như tín dụng ưu đãi hay hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn nói chung, thanh niên ở
nông thôn nói riêng.
Tiểu kết chương 2
Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một huyện gồm có 1 thị trấn và 18 xã, là địa bàn nông thôn có các hoạt động kinh tế chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp, quy mô dân số tương đối lớn, lực lượng lao động dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với hoạt động QLNN về việc làm
là không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển tạo ra nhiều việc làm, việc làm mới cho lao động nông thôn, trong đó có lao động là thanh niên ở nông thôn.
Thực tiễn công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên
địa bàn huyện Thanh Miện trong giai đoạn 2010 - 2015 đã thu lại được những kết quả tích cực so với mặt bằng chung các địa phương toàn tỉnh trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách về việc làm; đồng thời, vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần đặt tính hiệu quả hơn cao
nữa trong thời gian tới. Nguyên nhân của những hạn chế đặt ra yêu cầu phải có các nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở khoa học, đánh giá toàn diện, toàn trình hoạt động QLNN về việc làm, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bànhuyện Thanh Miện nói riêng.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN Ở NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Dự báophát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Miện
3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trên cơ sở xác định vị trí vai trò của huyện trong tổng thể bức tranh toàn cảnh kinh tế -
xã hội trong tỉnh Hải Dương; trong đó, đánh giá toàn diện các yếu tố tiềm năng, thế mạnh cũng như xu thế phát triển khách quan của kinh tế huyện đảm bảo tính bền vững gắn liền với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tính tương
quan thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
Trên cơ sở một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế đến năm 2020 của toàn quốc đã được xác định tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 -
3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm...” [39, tr.272], với tiềm năng, thế mạnh, hướng phát triển của địa phương, huyện Thanh Miện xác định cơ cấu kinh tế đến năm 2020 cơ cấu là:
- Nông nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng (35%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng (35%); thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng (30%).
trồng thủy sản của huyệnđến năm 2020 dự báo sẽđạt trên 100.000.000đồng.
- Những năm qua thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn huyện liên tục duy
trì mức tăng trưởng khá ổn định, cùng với định hướng phát triển kinh tế trong những năm tới tương đối đồng bộ, đa dạng ngành, nghề, các dịch vụ..., hứa hẹn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng từ 10% trở lên.
- Thu nhập bình quân tính trên đầu người, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì huyện Thanh Miện vào năm 2020 sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạchđạt 45.000.000 đồng.
Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xác định gắn liền cơ sở cơ cấu hiện có thành cơ cấu mới hiện đại, phong phú hơn với không ngừng tạo việc làm tương đối đầy đủ cho lực lượng lao động với mức thu nhập khá trở lên so với các địa phương huyện lân cận; thực hiện chuyển dịch dần từ khu vực kinh tế nông nghiệp sang khu vực công nghiệp -
xây dựng, dịch vụ để phù hợp với môi trường và phát huy, tận dụng hết các tiềm năng, thế mạnh, điều kiện phát triển.
3.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
Kinh tế nông nghiệp
Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, khoanh vùng xác định các vùng chuyên canh cho các loại cây trồng, khu vực phát triển nuôi trồng thủy, hải sản... Cơ cấu sử dụng 8.174,97 ha đất nông nghiệp hợp lý, giữ ổn định tỉ lệ đất trồng lúa 6.779,96 ha; cây ăn quả
410,41 ha và diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng892,51 ha đất.
Nâng cao phương thức canh tác tiên tiến cho diện tích lúa lai,giống mới, diện tích lúa có chất lượng cao đạt 45-50% trên tổng diện tích. Canh tác diện tích đất trồng cây vụ đông hoặc xen canh tăng vụ hàng năm đạt 25-30% trên
tổng diện tích cấy lúa.
vùng chuyển đổi; hàng năm duy trì và phát triển đàn lợn 70.000-75.000 con,
đàn trâu bò 6.500-7.000 con, đàn gia cầm 800.000-1.000.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 7.000-8.000 tấn/năm. Thực hiện các biện pháp quản lý thú y chặt chẽ, chủ động an toàn, vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ
quan thú y hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi, tạo ragiống mới, kỹ thuật canh tác mới, công thức luân canh phù hợp để đem lại giá trị kinh tế sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngày
càng cao. Xây dựng một số vùng chuyên canh cây trồng chất lượng cao vốn là thế mạnhcủa địa phương (lúa, rau sạch, cây ăn quả...).
Tháo gỡ khó khăn về vốn, đầu tư xây dựng hạ tầng các vùng đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Xây dựng lộ trình chuyển đổi dần dần từng phần, hướng tới toàn diện chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với những diện tích chuyển đổi nhưng chưa đạt hiệu quả, áp dụng mô hình VAC cho phù hợp,
không làm đại trà, tránh yếu tố rủi ro về kinh tế.
Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Lấy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làm hướng đột phá về phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư theo phương châm “thu hút nhưng có chọn lọc” đầu tư vào các dự án lớn sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết; kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến nông - lâm sản sau thu hoạch và những ngành nghề có tiềm năng phát triển ổn định; khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết theo hình thức hợp tác để nâng cao giá trị sản phẩm và tạo thành khối lượng hàng hóa lớn trên thị trường. Khuyến khích phát triển nhiều doanh nghiệp mới, tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn các làng nghề truyền thống, duy trì và
nâng cao chất lượng hoạt động của 7 làng nghề hiện có theo hướng mở rộng
quy mô, hiện đại; từng bước đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để thay thế sản xuất thủ công. Định hướng khuyến khích phát triển thêm 3-5 làng nghề mới vào năm 2020 và phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 làng nghề truyền thống vào các năm tiếp theo với một số ngành nghề mới góp phần tạo ra việc làm mới cholao động toàn huyện, trong đó có lao động là thanh niên ở nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được dự báo sẽ tăng
bình quân 13,5 - 14%/năm, đủ các điều kiện thuận lợi để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Kinh tế dịch vụ
Phát triển ngành dịch vụ đa dạng, phong phú đóng vai trò quan trọng
trong chuỗi giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện phục vụ cho
công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đầu tư, nâng cấp và xây dựng thêm mới trung tâm thương mại, siêu thị, sắp xếp lại hoạt động của các chợ truyền thống trở thành đầu mối cung cấp,
thu mua, luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm trong huyệngóp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, xã hội hóa các nguồn lực, thu hút
nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, kinh doanh
phát triểnđồng bộ hệ thống dịch vụ hiện đại; phát triển hệ thống dịch vụ chất lượng cao và hàm lượng chất xám cao, như: Lĩnh vực thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ,... Tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ, tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm.
Giá trị nhóm ngành kinh tế, dịch vụ này phấn đấu đạt bình quân 14% -
3.1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Phát triển dân số với cơ cấu hợp lý, tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình. Phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức dưới 1,0%.
Mức thu nhập của người dân phấn đấu nâng lên từ 25.000.000
đồng/người/năm hiện nay lên 45.000.000 đồng/người/năm vào năm 2020. Về nguồn lao động và việc làm: Tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt chỉ tiêu vào năm 2020, trong đó qua đào tạo nghề 44%, tỷ lệ có việc làm và
làm việc được ngay sau khi học nghề tối thiểu đạt 80% đảm bảo nhu cầu nguồn nhân lực với trình độ cao cho sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đa dạng, tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt cần quan tâm đến định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề và nông nghiệp chất lượng cao.
3.1.4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
*Phát triển không gian đô thị: Khu đô thị chính là nơi có điều kiện phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, là nơi liên kết với các loại hình kinh tế
trong, ngoài huyện ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đạikinh tế hội nhập.
Phát triển hệ thống đô thị đầu tư đồng bộ mang tính tổng thể: Mỹ quan, kiến
trúc gắn liền phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị. Dự kiến huyện Thanh Miện phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển khu trung tâm Thị trấn, Đoàn Tùng với vai trò là trung tâm hành chính,chính trị; duy trì và hình thành
mới các trung tâm dịch vụ công cộng, không gian xanh, công viên vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hỗ trợ sản xuất, nơi giao thoa kinh tế, luân
chuyển, lưu thông sản phẩm, bảo đảm điều kiện tiếp cận và sử dụng được thuận lợi cho mọi người dân trong huyện.
* Phát triển không gian khu dân cư nông thôn: Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn, phát triển làng xã theo mô hình nông thôn mới, bổ sung hoàn
thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất; các điểm dân cư được bố trí hợp lý trên cơ sở kết hợp giữa sản xuất, nơi cư trú của người dân và an ninh quốc phòng; bổ sung các công trình thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, đáp ứng cho nhu cầu của dân cư; bảo vệ các không gian cảnh quan di tích tôn giáo tín ngưỡng, tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với phát triển làng nghề và khai thác các hoạt động phục vụ du lịch.Về cơ bản không gian nông thôn ít thay đổi, nhưngdiện mạo nông thôn sẽ được thay đổi đáp ứng các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
3.1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầngxã hội