Xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 93 - 102)

hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở nông thôn

Một trong những mục đích quan trọng tối thượng của hoạt động quản lý của Nhà nước về việc làm là không ngừng tạo ra nhiều việc làm, việc làm có thu nhập cao, việc làm có thu nhập ổn định và trong QHLĐ đúng qui định của pháp luật để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho NLĐ. Mục đích này, có tác

động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội của đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng; do vậy, quá trình thực hiện QLNN việc làm của thanh niên ở nông thôncần phải có sự vào

cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân trong xã hội.

Chủ thể QLNN về việc làm ở các cấp phải nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, xây dựng các cơ chế, chính sách, biện pháp đặc

thù sát với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng địa phương nhằm thu hút và phát huy các nguồn lực xã hội phục vụ cho hoạt động QLNN, giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động là thanh niên ở nông thôn

nói riêng.

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, chỉ khi nào người dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. Do vậy, xã hội hoá các nguồn lực phục vụ cho hoạt động

QLNN về việc làm, đặc biệt là chính sách giải quyết việc làm của thanh niên,

thanh niên ở nông thôn là quá trình mở rộng sự tham gia của nhiều chủ thể (Nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân….), các tổ chức chính trị, xã hội tiếp cận với dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho thanh niên, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý, điều hành, xây dựng các chính

sách...:

- Xây dựng các chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề tích

cực, chủ động đào tạo giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung

và lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng. Khuyến khích mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên.

- Mở rộng hình thức hợp tác, liên kết liên doanh sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước làm đa dạng thị trường; chuyển mạnh quy mô sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn.

- Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý về việc làm của thanh niên ở nông thôn. Phân định rõ trách

nhiệm, quyền hạn đối với các cấp chủ thể quản lý, tránh tình trạng đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo tạo hiệu quả “dòng chảy” công việc thông suốt khi thực hiện quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đầu tư môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, bao gồm:

- Huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ NLĐ(bao gồm cả thanh niên và thanh niên ở nông thôn).

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với những sản phẩm của thanh niên ở

nông thôn, gắn liền với chính sách khuyến khích sản xuất, tìm kiếm đầu ra hoặc bao tiêu sản phẩm.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ về đào tạo nhân lực chất lượng cao …) để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, tạo việc làm mới, tăng thu nhập

cho thanh niên ở nông thôncải thiện đời sống.

Cùng với đó, đối với cấp huyện cần có chính sách “Trải thảm đỏ” thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, những sinh viên tốt nghiệp loại ưu, chuyên

ngành phù hợp về làm việc cho các cơ quan quản lý về việc làm để triển khai hiệu quả, đồng bộ các chính sách trong lĩnh vực quản lý việc làm.

Trên đây là những giải pháp cơ bản cần được tiến hành đồng bộ, có hiệu quả nhất với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện QLNN về việc làm, thúc đẩy hiệu lực của pháp luật, hiệu quả của các chính sách về việc làm trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn huyện Thanh Miện nói riêng trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát triển nền kinh tế nước ta, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiểu kết chương 3

Tăng cường công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn là

một trong những nhiệm vụ được ưu tiên cần giải quyết của các cấp chính quyền, trong đó, cócấp huyện nói chung, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

nói riêng, là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh

niên và toàn xã hội. Nội dung này cần được thực hiện trên cơ sở các chỉ số dự báo về sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước và địa phương; trong đó, quan tâm đến khả năng tạo ra số lượng đi cùng với chất lượng vềlao động của nền kinh tế và phải dựa trên những quan điểm, phương hướng chỉ đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Việc làm được coi là yếu tố “chìa khóa” trong mọi chiến lược hướng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội, trong đó có sự tiến bộ của thanh niên ở

nông thôn. Để tăng cường QLNN về việc làm trên địa bàn cấp huyện nói chung, huyện Thanh Miện nói riêng, cần tổ chức thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc

làm của thanh niên ở nông thôn; tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở

nông thôn; xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở

KẾT LUẬN

QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên, thanh niên ở

nông thôn nói riêng là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có tác

động đến thu nhập, mức sống của NLĐ; vì vậy, làm tốt công tác QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn thể hiện bản chất chính trị của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng việc làm cho nhóm đối tượng này. Đây là nhóm đối tượng có tính đặc thù chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số, đặt trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, vừa là giai đoạn các địa phương đang tập trung triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đặt ra yêu cầu chính quyền các cấp cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống các quy định của pháp luật, chính sách về việc làm nhằm tạo việc làm cho thanh niên ở nông thôn hiện nay.

Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một huyện nông thôn, nhóm đối tượng lao động chiếm tỉ lệ đông, song số chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ tương đối lớn (bao gồm cả thanh niên ở nông thôn), tốc độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ … Đây là bài

toán cần lời giải của các cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương, tạo ra nhu cầu về việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, trong đó cóviệc làm của thanh niên ở nông thôn.

Để đạt được các mục tiêu trên, yêu cầu phải tăng cường QLNN về việc

làm của thanh niên ở nông thôntrong thời gian tới; trong đó, cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò việc làm của thanh niên ở nông thôn, đồng thời thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; Hai là, tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác QLNN

về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; Ba là, xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việ của thanh niên ở nông thôn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Phùng Ngọc Anh (2015), QLNN về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.

3. Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên

địa bàn tỉnh Nghệ An, LATS Kinh tế: 62.34.04.04, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2008), Báo cáo

tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020.

5. Bộ LĐTBXH (2005), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam: Từ kết quả điều tra lao động - việc làm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Bộ LĐTBXH - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số

37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐTBXH thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng LĐTBXH thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 25.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt độngcủa tổ chức giới thiệu việc làm.

9. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (Ch.b) (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Đinh Đăng Định (ch.b) (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống NLĐở Việt Nam hiện nay,Nxb Lao động, Hà Nội.

12.Huyện ủy Thanh Miện (2015), Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Chương trình Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Thanh Miện giai đoạn 2010-2015.

13.UBND huyện Thanh Miện (2015), Báo cáo đánh giá phát triển KTXH giai đoạn 2010-2015.

14.Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam,Nxb Sự thật, Hà Nội.

15.Bùi Đức Hoàng (2009), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc

làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc

sĩ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

16.Nguyễn Thị Huệ (2014), Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17.Đỗ Thị Mai Huyền (2014), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.

18.Nguyễn Vi Khải (Ch.b) (1992), Dân số, lao động, việc làm. Vấn đề -

giải pháp, Nxb: Thông tin lý luận, Hà Nội.

19.Lê Văn Lợi (2015), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

20.Vũ Thị Mai (Ch.b) (2007), Tạo việc làm cho NLĐ bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hoá Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Nguyễn Hoài Nam (2015), Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ, LATS

Kinh tế: 62.34.04.10, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22.Hoàng Phê (Ch.b) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

23.Trần Thị Minh Phương (2015), Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá, LATS Kinh tế phát triển: 62.31.01.05, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,Hà Nội.

24.Quốc hội (2015), Luật số 77/2015/QH13 về tổ chức chính quyền địa phương.

25.Quốc hội (2013), Luật số 38/2013/QH13 về việc làm.

26.Quốc hội (2012), Luật số 10/2012/QH13 về lao động.

27.Quỹ Dân số Liên Hợp quốc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005),

Phương pháp lồng ghép dân số vào kế hoạch hoá lao động - việc làm: Dự án

VIE/01/P14, Nxb Thế giới, Hà Nội.

28.Nguyễn Quốc Tế (2003), Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng & hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

29.Nguyễn Khánh Toàn (2015), Phát triển nông nghiệp ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chương trình định hướng thực hành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Đại học Quốc gia Hà Nội.

30.Đặng Xuân Thao (2000), Mối quan hệ giữa dân số và việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH, HĐH, LATS Xã hội học: 5.01.09, Viện Xã hội học, Hà Nội.

31.Đinh Trọng Thịnh (2005), WTO và vấn đề tạo việc làm cho NLĐ,

Tạp chí Kinh tế và Pháttriển, Số 96, tr.39-41.

Dương hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33.Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2005), Những tác động tới việc làm, đời sống của NLĐ và các giải pháp hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nxb Lao động, Hà Nội.

34.Nguyễn Thị Trâm (2015), Giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống

cho NLĐ sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnhNghệ An, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.

35.Trần Thị Tuyết (1996), Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động vùng đồng bằng sông

Hồng, LATSKH Kinh tế: 5.02.05, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

36.UBND tỉnh Hải Dương (2005), Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng thực hiện

2006 - 2010 của tỉnh Hải Dương.

37.UBND tỉnh Hải Dương (2008), Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

38.UBND tỉnh Hải Dương (2007), Đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2010, 2015 và định hướng đến năm

2020.

39.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Báo cáo

đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và

phương hướng, nhiệm vu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Văn phòng Trung ương Đảng.

40.Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

(2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)