Phương hướng tăng cường QLNN về việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 82 - 86)

Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Quyền lao động và đảm bảo việc làm của NLĐ đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động, Luật việc làm. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng,

nhất là thanh niên ở nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH,

HĐH đất nước. Kinh nghiệm 30 năm đổi mới, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu đối với các ngành công nghiệp, nông

nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.

QLNN về việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động, từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình giá trị năng suất cao, tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản triển khai có hiệu quảđổi mới mô hình tăng trưởng gắn kết chặt chẽ thực hiện các đột phá chiến lược

theo tinh thần Văn kiện nghị quyết TW4 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII, Đảng Cộng sản Việt Nam: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học

- công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; …” [40, tr.56]. Do đó, việc tăng cường hoạt động QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn tại Việt Namcần đảm bảo tuân thủ các phương hướng cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bình đẳng mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ, cụ thể là: Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, thất nghiệp, XKLĐ, pháp lệnh đình công. NLĐ phải được quyền hưởng lương đúng với hàm lượng chất xám, sức lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

Hai là, phê chuẩn và thực hiện đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các nguyên tắc phổ quát được duy trì bởi các quốc gia thành viên liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.

triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động

nông thôn nói chung, lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh

có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm, việc làm mới thường xuyên và liên tục. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn.

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống. Hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.

Xây dựng thương hiệu nông sản từng địa phương; có chính sách phù hợp để phát triển, tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và đặc sản vùng, miền.

Bốn là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho thanh niên ở nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học -

Kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để chọn nghề phù hợp. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn.

Chú trọng đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: Công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, bán hàng… Hỗ trợ dạy nghề truyền thống cho các làng nghề ở

nông thôn, chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao

động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.

Năm là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình cho việc đào tạo lực lượng lao động trẻ có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa nhất là ở khu vực nông thôn đáp ứng nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và

XKLĐđang có nhu cầu thu hút mạnh để giải quyết bài toán thất nghiệp.

Sáu là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước, chú trọng giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề, ngoại ngữ cho thanh niên ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thanh niên đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, nhất là thanh niên ở nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới.

Bảy là, huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên ở nông thôn. Đầu tư môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên ở nông

thôn cải thiện đời sống. Hệ thống an sinh xã hội cần tập trung vào chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc, thiếu việc làm có đất bị thu hồi hoặc gặp rủi ro bởi những bất cập khi xây dựng đô thị hóa, các khu công nghiệp và chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp.

Tám là, xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên ở nông thôn, cung cấp cho họ những số

liệu tin cậy về thông tin thị trường lao động việc làm, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tiếp xúc việc làm một cách đầy đủ

chính xác.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia, nối mạng với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực công nghiệp tập trung và thị trường lao động nước ngoài để giúp NLĐ tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.

3.3. Giải pháp tăng cường QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bànhuyện Thanh Miện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)