Kinh nghiệm của một số nƣớc châ uÁ về thanh tra, giám sát thị trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 56)

3. Mục đích nghiên cứu

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc châ uÁ về thanh tra, giám sát thị trƣờng

sát thị trƣờng chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán là thị trƣờng tài chính bậc cao, hoạt động với những thiết chế phức tạp và chặt chẽ. Bên cạnh vai trò tích cực, thị

53

trƣờng cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro do các hành vi đầu cơ, mua - bán nội gián, thâu tóm, lũng đoạn… Chính vì vậy, thanh tra, giám sát hoạt động thị trƣờng là một trong các công cụ quản lý hiệu quả mà các nhà quản lý dù ở bất cứ TTCK nào cũng đều quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, mục tiêu chính của công tác thanh tra, giám sát hoạtđộng chứng khoán và TTCK không phải chỉ là để phát hiện, xử lý, trừng phạt những ngƣời vi phạm pháp luật chứng khoán, mà quan trọng là nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi này, đảm bảo thị trƣờng hoạt động bình ổn, có hiệu quả. Việc nghiên cứu,học hỏi kinh nghiệm của một sốquốc gia trong khu vực sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

- Về phương pháp giám sát: Thái Lan và Hàn Quốc đã chuyển sang áp dụng phƣơng pháp giám sát hiện đại: giám sát các tổ chức dựa trên hệ thống chỉ tiêu rủi ro về tài chính, tức là giám sát việc đáp ứng đúng các chỉ tiêu về tài chính của các tổ chức này; chứ không phải giám sát sự tuân thủ của các tổ chức này đối với các quy định của pháp luật. Phƣơng pháp này mang lại hiệu quả cao hơn bởi vì: (1) đối tƣợng của quản lý trên TTCK càng gia tăng về số lƣợng và phát triển đa dạng; (2) các hành vi giao dịch không công bằng trên thị trƣờng ngày càng tinh vi và phức tạp, khó phát hiện hơn; (3) các quy định của pháp luật không thể bao quát hết những rủi ro và nguy cơ diễn ra trên thị trƣờng và lại thƣờng đi sau thực tiễn; (4) hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tài chính thƣờng phân tán và riêng rẽ, khiến cho đối tƣợng quản lý khó có thể nắm bắt hết các quy định để tuân thủ. Chính vì những lý do này khiến cho giám sát theo kiểu tuân thủquy định của pháp luật sẽ không mang lại hiệu quả, kể cả cơ quan quản lý của chính phủ cũng không thể có đủ khả năng theo dõi tất cả các tổ chức, tất cả các hoạt động diễn ra trên thị trƣờng. Trung Quốc và một

54

số quốc gia khác cần nghiên cứu phƣơng pháp này để áp dụng trong cải cách hệ thống kiểm tra, giám sát của mình.

* Về hình thức giám sát: Nghiên cứu TTCK Trung Quốc thấy rằng, một trong những hạn chế chủ yếu của mô hình QLNN tập trung chính là hiệu quả thấp của hoạt động giám sát quản lý cũng nhƣ tính quan liêu hành chính. Để khắc phục đƣợc tình trạng này, bên cạnh cơ chế kiểm soát nội bộ, cần thiết phải xây dựng cơ chế giám sát từ bên ngoài có hiệu quả để ngăn chặn những hành vi mang tính hình thức, tính cơ hội của đội ngũ quản lý, hạn chế tình trạng chính sách quản lý bị các tập đoàn lợi ích “thao túng”.

Trọng tâm của việc kiểm soát nội bộ nằm ở việc lấy hiệu quả cao và liêm chính là gốc, chế định và thực thi có hiệu quả chế độ trách nhiệm và văn bản quy định trong nội bộ tổ chức để ràng buộc các nhân viên giám sát quản lý. Tuy vậy, với một hệ thống hành chính tính tập trung cao thì cơ chế kiểm soát nội bộ lại thƣờng tỏ ra kém hiệu quả. Chính vì vậy, rút kinh nghiệm từ TTCK Trung Quốc, nếu chỉ tập trung vào kiểm soát nội bộ thì chƣa hiệu quả, mà quan trọng phải tăng cƣờng một cơ chế kiểm soát từ bên ngoài. Mấu chốt của việc giám sát từ bên ngoài là tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong việc giám sát, quản lý, hình thành việc đánh giá, việc giám sát và kịp thời phản hồi một cách có hiệu quả của công chúng đối với hành vi giám sát quản lý.

Ở Thái Lan, ngay từ trƣớc khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, cơ quan quản lý TTCK nƣớc này đã cho phép công chúng và các đối tƣợng của quản lý tham gia và quá trình hoạch định chính sách, quá trình làm luật, tham gia vào việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý. Hay nhƣ ở Hàn Quốc, việc cổ phần hóa Cục giám sát tài chính FSS cũng là một cách gia tăng chủ thể giám sát từ các thành viên của thịtrƣờng chứ

55

không bó hẹp trong hệ thống hành chính. Đặc khu hành chính Hồng Công – Trung Quốc cũng có một kinh nghiệm rất đáng học tập: chế độ trách nhiệm hành chính. Theo đó, ngành chứng khoán các nƣớc này thiết lập một Ủy ban chuyên môn do thị trƣờng và các nhân viên chuyên nghiệp tạo lập nên để thực thi việc giám sát đối với hoạt động quản lý của cơ quan QLNN phù hợp và tuân thủ với những quy định ràng buộc, tăng cƣờng lựa chọn những cán bộ giám sát quản lý có tố chất cao và kinh nghiệm về quản lý thị trƣờng tài chính quốc tế, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Thực thi theo chế độ này sẽ tạo ra một hệ thống công – tƣ ràng buộc, chế định lẫn nhau trong quá trình giám sát, khắc phục rất nhiều hình thức giám sát một chiều mang tính chất hành chính, quan liêu của các cơ quan QLNN, từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng giám sát, bảo đảm đƣợc tính công bằng, chính xác và hiệu quả của việc giám sát, quản lý chứng khoán.

- Về mức độ xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán: Hàn Quốc có một kinh nghiệm trong việc hạn chế các vi phạm diễn ra trên thị trƣờng bằng cách nâng mức phí xử phạt hành chính lên rất cao nhằm tăng tính răn đe, cảnh báo, mức tối đa có thể lên tới 500 triệu won (tƣơng đƣơng với xấp xỉ khoảng 8 tỷ đồng Việt Nam); hoặc đối với những tội nghiêm trọng nhƣ giao dịch nội gián, thao túng giá cổ phiếu có thể chuyển sang truy tố hình sự với khung hình phạt thích hợp.

- Về thẩm quyền của các cơ quan Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán: Ủy ban giám quản chứng khoán của Trung Quốc (CSRC), Ủy ban chứng khoán và giao dịch (SEC) của Thái Lan hay Cục giám sát tài chình (FSS) của Hàn Quốc đều có thẩm quyền cao trong hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm trên TTCK. Cụ thể, cơ quan này đều có quyền điều tra, xét hỏi, thậm chí truy tố những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật chứng khoán. Chẳng hạn nhƣ ở Thái Lan, cơ quan quản lý thị

56

trƣờng còn có thẩm quyền điều tra, khám xét nơi ở hoặc phong tỏa tài sản. Có nhƣ vậy, việc xử lý các vi phạm gian lận trên TTCK đảm bảo sự kịp thời và thể hiện tính hiệu lực của cơ quan QLNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)