Những vấn đề chung về hệ thống thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 40)

3. Mục đích nghiên cứu

1.2.1. Những vấn đề chung về hệ thống thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng

CHỨNG KHOÁN

1.2.1. Những vấn đề chung về hệ thống thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán trƣờng chứng khoán

1.2.1.1. Khái niệm thanh tra, giám sát

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, Nhà nƣớc đã xuất hiện với tƣ cách là cơ quan có quyền lực công cộng với sƣ mạng lịch sử là duy trì trật tự xã hội và tổ chức phát triển xã hội. Để thực hiện đƣợc sứ mạng lịch sử đó, Nhà nƣớc thực hiện sự quản lý của mình đối với các hoạt động của xã hội. Nhiệm vụ cơ bản trong quản lý kinh tế- xã hội của Nhà nƣớc là dự đoán, kế hoạch, tổ chức, động viên, điều hành, thanh tra, kiểm

27

tra. Nhƣ vậy, thanh tra, kiểm tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nƣớc.

- Thanh tra: Bao hàm trong đó nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Thanh tra còn đƣợc hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc nhằm khắc phục những nhƣợc điểm, phát huy ƣu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Hoạt động thanh tra do cơ quan Thanh tra nhà nƣớc thực hiện[13]

- Giám sát: Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, các cơ quan tƣ pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội. Hoạt động giám sát chủ yếu đƣợc thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc; hoạt động này đƣợc tiến hành bởi Quốc hội, HĐND các cấp, các cơ quan tƣ pháp và toàn thể nhân dân thông qua hoạt động thực hiện chức năng, thẩm quyền do pháp luật quy định[13]

- Điểm khác biệt giữa thanh tra, giám sát đó là:

+ Về chủ thể: Chủ thể thanh tra có phạm vi hẹp hơn và mang tính chuyên trách chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các cơ quan thanh tra và cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra. Chủ thể giám sát rộng hơn nữa gồm hệ thống cơ quan quyền lực, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân

+ Về hoạt động: Hoạt động của thanh tra đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và mang tính nghiệp vụ cao. Hoạt động giám sát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục bằng rất nhiều hình thức khác nhau.

28

1.2.1.2. Sự cần thiết của công tác thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

Công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán có vai trò quan trọng bậc nhất của cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Mục tiêu của công tác thanh tra, giám sát không phải chỉ để trừng phạt những ngƣời vi phạm pháp luật chứng khoán, mà chính là để góp phần tạo ra moi trƣờng kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả và bảo vệ ngƣời đầu tƣ.

Có 3 mục tiêu chính của công tác thanh tra, giám sát việc thực thi luật chứng khoán, đó là:

+ Bảo vệ quyền lợi của những ngƣời đầu tƣ;

+ Góp phần đảm bảo cho thị trƣờng hoạt động công bằng, hiệu quả và minh bạch;

+ Giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống.

Vai trò của hệ thống thanh tra, giám sát việc thực thi luật chứng khoán không phải là để xóa bỏ hết đƣợc các rủi ro trên thị trƣờng chứng khoán, mà phải khẳng định rằng rủi ro luôn tồn tại ngay cả trong một thị trƣờng hoạt động công bằng và công khai. Mọi cơ quan thanh tra, giám sát thịtrƣờng chứng khoán của các nƣớc trên thế giới đều quan tâm tới rủi ro. Nhƣng chủ yếu là những rủi ro mà có thể dẫn đến phá vỡ thị trƣờng trên tổng thể hay làm suy yếu hệ thống tài chính, do làm mất lòng tin của công chúng đầu tƣ trên thịtrƣờng.

1.2.1.3. Những nội dung của khung khổ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định công tác thanh tra, giám sát thực thi luật chứng khoán tập trung trên các lĩnh vực

29

- Thứ nhất, thanh tra, giám sát việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp tập trung các vấn đề sau:

+ Ngƣời phát hành chứng khoán: bao gồm các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể cấp phép hành nghề

+ Các thủ tục phát hành chứng khoán + Thông tin trong bản cáo bạch

+ Quy định về công bốthông tin trƣớc và sau khi phát hành

+ Các quy định về bảo vệ nhà đầu tƣ nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ qyền lợi cổđông, chống hoạt động thâu tóm, sáp nhập…

- Thứ hai, thanh tra, giám sát tuân thủ tập trung vào các vấn đề:

+ Đối với Trung tâm giao dịch chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định về thành lập, tổ chức hoạt động của các trung tâm và SGDCK, các quy định về xác định giá, về hệ thống giao dịch, về thành viên và điều kiện trở thành thành viên của trung tâm và SGDCK.

+ Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về chếđộ, điều kiện cấp phép kinh doanh, các quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh, các quy định về chế độ báo cáo thông tin và về ban giám đốc, chức năng nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh chứng khoán

+ Đối với việc niêm yết và giao dịch chứng khoán tại trung tâm và SGDCK: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện các loại chứng khoán đƣợc niêm yết và giao dịch trên thị trƣờng.

+ Đối với các quy định về hệ thống đăng ký, thanh toán bù trừ, lƣu giữ chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về đăng ký, thanh toán bù trừ, lƣu giữ chứng khoán niêm yết, giao dịch trên thị trƣờng

30

- Thứ ba, thanh tra, giám sát giao dịch chứng khoán tập trung vào các vấn đề chính:

+ Giám sát theo dõi từng hoạt động giao dịch mua, bán từng loại chứng khoán, mức độ biến động tăng, giảm giá cả, khối lƣợng giao dịch để phát hiện các giao dịch không bình thƣờng (bất thƣờng, nghi ngờ)

+ Tổ chức thanh tra nhằm phát hiện, xử lý các trƣờng hợp giao dịch nội gián, hoặc thao túng thịtrƣờng, thao túng giá cả

+ Kiểm soát tình trạng sở hữu của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

+ Thanh tra, giám sát các tin đồn có thể ảnh hƣởng đến giá cả thị trƣờng

1.2.1.4. Tổ chức công tác thanh tra chứng khoán

Thanh tra chứng khoán là tổ chức thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành về chứng khoán và thị trƣờng thuộc tổ chức bộ máy của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc.

- Thanh tra chứng khoán ở Việt Nam chỉ thành lập ở Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Quy chế làm việc của thanh tra chứng khoán do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc quyết định, sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra Nhà nƣớc và Bộ trƣởng, Trƣởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

- Trung tâm hoặc SGDCK: có trách nhiệm tổ chức một bộ phận để kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch tại Trung tâm hoặc SGDCK

- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: có trách nhiệm tổ chức thành lập bộ phận kiểm soát nội bô, để thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh của mình.

Mục đích của hoạt động thanh tra chứng khoán nhằm góp phần đảm bảo cho hoạt động của thanh tra chứng khoán đƣợc an toàn, công bằng,

31

công khai, có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ.

Hoạt động thanh tra chứng khoán chỉ tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của thanh tra chứng khoán.

Đối tƣợng thanh tra chứng khoán là: Các tổ chức phát hành chứng khoán đƣa vào giao dịch tại thịtrƣờng giao dịch tập trung; Trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán; Các công ty chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành, công ty quản lý quỹ đầu tƣ, tổ chức đăng ký chứng khoán, lƣu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán, ngân hàng giám sát; Ngƣời hành nghề kinh doanh chứng khoán; Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.

Hoạt động thanh tra chứng khoán đƣợc tiến hành trên phạm vi các hoạt động phát hành chứng khoán; Các giao dịch chứng khoán; Các hoạt động kinh doanh chứng khoán, đăng ký, thanh toán bù trừ, lƣu ký chứng khoán và việc công bố thông tin.

1.2.1.5. Hệ thống tổ chức giám sát thị trường chứng khoán

Tại mỗi nƣớc, việc điều hành và giám sát thị trƣờng chứng khoán đƣợc tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau. Các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trƣờng chứng khoán thƣờng gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản.

- Các cơ quan quản lý của chính phủ

Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trƣờng của chính phủ chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ

32

không trực tiếp điều hành và giám sát thị trƣờng. Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trƣờng của mình. Thông thƣờng các cơ quan quản lý thị trƣờng của chính phủ gồm có uỷ ban chứng khoán và một số bộ, ngành có liên quan.

Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nƣớc trong lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng sau:

+ Thực hiện các quy định, quy chế về quản lý ngành chứng khoán của chính phủ, bộ tài chính và phối hợp với các tổ chức liên quan để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động của thị trƣờng chứng khoán.

+ Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trƣờng nhƣ đăng ký, lƣu ký chứng khoán, giám sát các công ty niêm yết, và phát hiện, xử lý các trƣờng hợp gian lận trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

+ Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này, xử lý các vi phạm nếu các tổ chức tự quản không tự xử lý đƣợc.

+ Thanh tra đối với các cá nhân hay tổ chức để bảo vệ lợi ích chung của công chúng trong trƣờng hợp có sự vi phạm pháp luật.

- Các tổ chức tự quản

Nhìn chung, các tổ chức tự quản gồm có: sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

Sở giao dịchlà tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên sở. Sở giao dịch thực hiện một số chức năng sau:

33

+ Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên sở thông qua việc đƣa ra và đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trƣờngsở giao dịch.

+ Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ. Khi phát hiện các vi phạm sở giao dịch tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thích hợp. Trong trƣờng hợp có vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của ngành chứng khoán, sở giao dịch có thể báo cáo lên uỷ ban chứng khoán để giải quyết.

+ Hoạt động điều hành và giám sát của sở giao dịch phải đƣợc thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan đến ngành chứng khoán.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoánlà tổ chức của các công ty chứng khoán đƣợc thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung của thị trƣờng chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trƣờng chứng khoán nhƣ sau:

- Điều hành và giám sát thị trƣờng giao dịch phi tập trung. Các công ty muốn tham gia thị trƣờng này phải đăng ký với hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán và phải thực hiện các quy định do hiệp hội đƣa ra.

- Đƣa ra các quy định chung cho các công ty chứng khoán thành viên trong các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đảm bảo thực hiện các quy định này.

- Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các công ty chứng khoán thành viên để tìm ra các vi phạm, sau đó chuyển các kết quả điều tra tới công ty chứng khoán đó để giải quyết.

34

- Đại diện cho ngành chứng khoán, hiệp hội đƣa ra các đề xuất và gợi ý với những cơ quan quản lý thị trƣờng chứng khoán của chính phủ về các vấn để tổng quát trên thị trƣờng chứng khoán.

Trên cơ sở phân cấp của Bộ Tài chính, hệ thống giám sát TTCK tại Việt Nam đƣợc xây dựng theo mô hình giám sát hai cấp phổ biến trên thế giới. Theo đó, UBCKNN và các SGDCK tạo nên bộ máy vận hành hệ thống giám sát thị trƣờng với sự phân cấp nhƣ sau:

Cấp giám sát thứ nhất: Thông qua tổ chức trung gian, nhƣ: SGDCK, Trung tâm lƣu ký chứng khoán, trong phạm vi hoạt động nghiệp vụ của mình trên cơ sở quy chế thành viên, quy chế niêm yết, quy chế giao dịch, quy chế công bố thông tin, đăng ký, lƣu ký, dữ liệu và báo cáo để phát hiện các vi phạm, giúp UBCKNN thực hiện theo dõi, kiểm tra và xử lý. Các SGDCK, Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán phải xây dựng cơ sở dữ liệu, các tiêu chí cảnh báo và giám sát cùng với chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất.

Cấp giám sát thứ hai:UBCKNN giám sát sự tuân thủ của mọi thành viên thị trƣờng đối với Luật Chứng khoán và các văn bản hƣớng dẫn Luật. Nhiệm vụ giám sát của UBCKNN hiện đƣợc thực hiện bởi Vụ Quản lý kinh doanh; Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tƣ chứng khoán; Vụ Quản lý chào bán chứng khoán; Vụ Giám sát TTCK.

Việc tổ chức giám sát trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK của cơ quan quản lý nhà nƣớc bao gồm các hoạt động nhƣ sau:

* Giám sát tuân thủ:Đƣợc thực hiện trên cơ sở Thông tƣ số 193/2013/TT-BTC, ngày 16/12/2013 hƣớng dẫn công tác giám sát tuân thủ. Theo đó, UBCKNN thực hiện việc kiểm tra, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các đối tƣợng quản lý bao gồm: Giám sát phát hành, công bố thông tin và quản trị công ty của công ty niêm yết và công ty đại

35

chúng; Giám sát tuân thủ của các định chế trung gian thị trƣờng và Giám sát tuân thủ của SGDCK, Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán.

Một trong những cách thức nhằm quản lý, giám sát các công ty niêm yết của SGDCK là đƣa ra quy chế niêm yết. Quy chế này điều chỉnh việc chấp thuận niêm yết, niêm yết, đình chỉ và huỷ bỏ niêm yết, đồng thời yêu cầu về việc công bố thông tin liên tục và định kỳ của các công ty niêm yết. (Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 346/QĐ-SGDHCM ngày 23 tháng 08 năm 2016 của Tổng Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)