3. Mục đích nghiên cứu
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Công tác thanh tra, giám sát thịtrƣờng đƣợc coi là một trong những khâu quan trọng, đảm bảo sự công bằng, công khai trong giao dịch, đảm bảo tính thống nhất của thị trƣờng và lòng tin của công chúng đầu tƣ. Qua nghiên cứu hoạt động thanh tra, giám sát TTCK ở một số nƣớc trên thế giới, cho thấy, để nâng cao chất lƣợng thanh tra, giám sát cần:
- Hệ thống thanh tra, giám sát phải đƣợc trao quyền lực hợp lý, có tính độc lập cao và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật về thanh tra, giám sát.
- Có hệ thống kiểm tra chéo lẫn nhau. Quy trình và kỹ thuật thanh tra, giám sát thị trƣờng phải đƣợc bí mật. Những kết quả xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng phải đƣợc công bố công khai để làm bài học cho các tổ chức và cá nhân tham gia thị trƣờng, để công chúng cảnh giác với các đối tƣợng đã từng vi phạm pháp luật chứng khoán. Qua đó góp phần làm tăng lòng tin của công chúng đầu tƣ. Đây chính là điều kiện về mặt tâm lý, đảm bảo cho sự hoạt động nhộn nhịp trên TTCK.
- Sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào công tác thanh tra, giám sát thịtrƣờng. Đây là một đòi hỏi tất yếu của mọi loại hình kiểm tra, giám sát, bởi nó là nền tảng quan trọng để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.
- Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát thịtrƣờng phải có đạo đức, tinh thông về nghiệp vụ, có kinh nghiệm về nghề nghiệp. Điều đó đòi hỏi ngƣời kiểm tra phải đƣợc rèn luyện, thử thách và không ngừng bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời Nhà nƣớc cũng phải có chế độ đãi ngộ một cách thích đáng để giúp họ có thể an tâm trong công việc của mình.
57
Tiểu kết chƣơng 1
Thị trƣờng chứng khoán có nhiều ƣu điểm, mặt tích cực trong việc tạo vốn cho Doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, TTCK cũng có nhƣng hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng, do đó, để đảm bảo đƣợc tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trƣờng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tƣ, hài hòa lợi ích của tất cả những ngƣời tham gia thị trƣờng, tận dụng và duy trì đƣợc các nguồn vốn để phát triển kinh tế, để thị trƣờng có thể phát huy một cách triệt để vai trò tích cực và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực có thể xảy ra thì thanh tra, giám sát thị trƣờng là hoạt động cần thiết.
Với việc nghiên cứu hoạt động thanh tra, giám sát TTCK của một số nƣớc châu Á, luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt, đúng đắn vào hoàn cảnh Việt Nam. Có thể coi đây là tiền đềđể tác giả xem xét thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát tại Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong những năm tiếp theo.
58
Chương 2:
THỰC TRẠNG THANH TRA, GIÁM SÁT THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Ngày 11/7/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán, Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức đƣợc khai sinh. Cùng ngày, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/7/2000, phiên giao dịch đầu tiên đã chính thức đƣợc tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Giai đoạn 2000-2005 là những bƣớc đi đầu tiên cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP. Hồ Chí Minh) chính thức khai trƣơng với chức năng chủ yếu là tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ điều kiện niêm yết giao dịch. Để khuyến khích thu hút các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tham gia TTCK trong giai đoạn đầu, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 ƣu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tƣ cá nhân đƣợc miễn thuế giao dịch chứng khoán… Bên cạnh đó nhằm giảm thiểu các hành vi gây bất ổn thị trƣờng, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
59
chứng khoán và TTCK để đảm bảo mục tiêu vận hành thị trƣờng Công khai –Công bằng – Minh bạch.
Từ 2001-2003, để phát triển TTCK phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 phê duyệt Chiến lƣợc Phát triển TTCK đến năm 2010. Ngày 28/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ –CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Nghị định 144 hiện thực hóa các quy định về hoạt động của TTCK nhằm tạo điều kiện để phát triển một TTCK vận hành theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trƣờng. Để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực chứng khoán, ngày 19/2/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính.
Sau khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đƣợc 3 năm, Chính phủ đã chỉ đạo UBCKNN sớm xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính (UBCKNN) đã triển khai rất tích cực về các vấn đề cơ sở vật chất, nhân sự con ngƣời và hệ thống. Nhờ vậy, TTGDCK Hà Nội đã chính thức đƣợc ra đời vào ngày 8/3/2005. Nhằm từng bƣớc kiện toàn và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của TTCK, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán.
Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự kết hợp phát triển TTCK theo chiều rộng và chiều sâu. Trong giai đoạn này, các tiêu chuẩn của thị trƣờng từng bƣớc đƣợc nâng cao trên các mặt niêm yết, phát hành, công bố thông tin, quản trị công ty. Các Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đƣợc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Sở GDCK TP. Hồ Chí
60
Minh và Sở GDCK Hà Nội. Năm 2009, thị trƣờng trái phiếu chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trƣờng giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM) chính thức đi vào hoạt động, bƣớc đầu góp phần phân định các khu vực thị trƣờng giữa các Sở GDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh, góp phần tăng cung hàng hóa và tăng tính thanh khoản cho TTCK, thu hẹp thị trƣờng tự do và phát triển thị trƣờng trái phiếu.
Giai đoạn 2010-2015 đánh dấu sự phát triển thị trƣờng theo chiều sâu và từng bƣớc tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán. Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển TTCK giai đoạn 2011- 2020. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời quyết liệt triển khai công tác tái cấu trúc TTCK và phát triển sản phẩm mới. Đến nay, công tác tái cấu trúc TTCK về cơ bản đã đạt đƣợc các mục tiêu, yêu cầu đặt ra theo lộ trình. TTCK phái sinh đã tích cực chuẩn bịđể có thểđƣa vào vận hành trong từ quý 3/2017.
Sau một thời gian khá dài (từ 2011 đến năm 2016) Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ đề án sáp nhập Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Theo phƣơng án hợp nhất hai Sở giao dịch chứng khoán, trong giai đoạn 2015-2020, đơn vị sau sáp nhập có tên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc 100%. Nguyên tắc hoạt động là lấy nguồn thu để bù chi phí, có tích lũy cho đầu tƣ phát triển thay vì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Đơn vị đại diện vốn Nhà nƣớc tại đây sẽ là Bộ Tài chính.
61
2.1.2. Những đặc trƣng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Cho đến nay đã có hàng trăm sở giao dịch chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nƣớc phát triển trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960 – 1970 và những nƣớc nhƣ Ba Lan, Hunggary, Nga, Trung Quốc vào những năm đầu 1990. Ở những nƣớc gần Việt Nam nhƣ Thái Lan, Hàn Quốc thị trƣờng chứng khoán đã phát triển từ rất sớm. Ít nhất từ những năm 1950, thị trƣờng chứng khoán Hàn Quốc đã trở thành một 1 trong 10 thị trƣờng chứng khoán lớn nhất thế giới. Thị trƣờng chứng khoán Thái Lan là một trong những thị trƣờng chứng khoán phát triển nhanh nhất ở khu vực Châu Á. Thị trƣờng chứng khoán Thái Lan ban đầu đƣợc các công ty tƣ nhân thành lập vào năm 1962, đến năm 1992 Ủy ban chứng khoán, cơ quan quản lý trực tiếp thị trƣờng chứng khoán Thái Lan mới đƣợc thành lập. So với lịch sử hình thành của thịtrƣờng chứng khoán thế giới và các nƣớc trong khu vực châu Á, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (đƣợc thành lập năm 1996) còn ở bƣớc sơ khai, hàng hóa giao dịch ít, cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế, khung pháp lý đối với thịtrƣờng chƣa hoàn chỉnh.
- Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng xem xét một cách toàn diện thì còn nhiều bất ổn. Thị trƣờng cổ phiếu lên xuất thất thƣờng, thị trƣờng trái phiếu chính phủ vẫn chƣa phát triển. Thị trƣờng thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của thịtrƣờng chứng khoán (thị trƣờng sơ cấp, sở giao dịch, thị trƣờng UpCoM, thị trƣờng trái phiếu chuyên biệt), giữa thị trƣờng chứng khoán với thịtrƣờng ngoại hối, thịtrƣờng tín dụng và thịtrƣờng vàng.
- Thị trƣờng chứng khoán chƣa có sự minh bạch trong quản trịđiều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát ở tầm vĩ mô, cũng nhƣ các thông tin thịtrƣờng chƣa đƣợc cập nhật một cách chuẩn
62
xác đến các nhà đầu tƣ, yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn, trên thị trƣờng vẫn có khoảng trống pháp lý cho những nhà kinh doanh, đầu cơ có điều kiện thôn tính, lũng đoạn thịtrƣờng.
- Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tƣ doanh nghiệp (đảm bảo vềnăng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán..) thì sự phát triển của các nhà đầu tƣ cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tƣ) và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng quan tâm đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta ngày càng nhiều (bao gồm nhà đầu tƣ có tổ chức và nhà đầu tƣ cá nhân). Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hiện có khoảng 20.000 tài khoản chủ yếu đầu tƣ vào cổ phiếu và trái phiếu đã niêm yết (khoảng 68% cổ phiếu và 32% trái phiếu).
- Chứng khoán Việt nam đƣợc giao dịch phiên đầu tiên là ngày 28 tháng 7 năm 2000. Giai đoạn 2000 - 2007 là giai đoạn lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, chỉ số HOSE đạt đỉnh hơn 1.170 điểm vào ngày 12/3/2007. Ở giai đoạn này cả thị trƣờng OTC cũng nhƣ thị trƣờng niêm yết có một sự phát triển bùng nổ cùng với sự hỗ trợ tích cực của nên kinh tế tăng trƣởng nóng, các chỉ số và thông tin vĩ mô có nhiều điểm tích cực nhƣ: Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO (ngày 7/11/2006 ) đã có sự phát triển đáng kể; Trong năm 2006, vốn hóa của TTCK chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40% GDP;… Chính vì sự tăng điểm theo xu hƣớng liên tục đã đƣa lại một lợi nhuận cực cao cho nhà đầu tƣ (con số lợi nhuận kỷ lục đƣợc chứng kiến là 600% trên thị trƣờng niêm yết), trên thị trƣờng OTC có thể còn đạt lợi nhuận cao hơn cả thị trƣờng Niêm yết.Chủ đề đầu tƣ chứng khoán trong giai đoạn này thƣờng đƣợc đƣa ra bàn tán ở khắp mọi nơi, điều này đã kéo một lƣợng lớn các nhà đầu tƣ bỏ tiền tham gia vào TTCK. Tuy nhiên tình trạng đầu tƣ vào cổ phiếu ở nƣớc ta trong giai đoạn này còn mang tâm lý
63
“đám đông”, cả ngƣời có kiến thức và hiểu biết, cả những ngƣời mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy thị trƣờng chứng khoán vào tình trạng “nóng”, hiện tƣợng “bong bóng” xảy ra.
- Ngoài mô hình tổ chức các thị trƣờng giao dịch mang tính truyền thống, 2 Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam còn tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc, thực hiện đấu giá các doanh nghiệp niêm yết phát hành chứng khoán ra công chúng. Đây đƣợc xem là nét đặc thù trong mô hình hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam so với khu vực và thế giới.
- Một đặc trƣng khác của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đó là vẫn tồn tại song song hai sở giao dịch chứng khoán. Nhìn ra xung quanh ASEAN không còn nƣớc nào duy trì nhƣ chúng ta. Điều đó dẫn đến việc phải giải thích với đại diện đối tác nƣớc ngoài về lý do Việt Nam còn có hai sở giao dịch. Không ít trong số họ, nhƣ Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan, Hàn Quốc, có quan hệ hợp tác song song với hai sở chứng khoán Việt Nam.
Nếu có một sở giao dịch chứng khoán thống nhất đại diện cho quốc gia thì khi đi ra quốc tế, hình ảnh quốc gia sẽ tốt hơn, giảm chi phí đối ngoại và phí vận hành cho tất cả các bên. Trƣớc đây, việc phân tán thành hai sở, hai sàn chứng khoán có thể cần để kích thích nền kinh tế hai đầu đất nƣớc. Tuy nhiên, đến nay, sự cạnh tranh giữa các TTCK từng khu vực và thậm chí toàn cầu trong việc thu hút vốn nƣớc ngoài rất mạnh mẽ, khiến mô hình phân tán hai sở không còn phù hợp.
Vì lý do này, nhiều nƣớc đã không còn mô hình hai sở giao dịch chứng khoán tập trung. Trừ Mỹ vẫn còn hơn một sở giao dịch chứng khoán, nhƣng đó là vì lý do lịch sử và nền kinh tế của họ quá lớn, hàng hóa trên hai sở của họ khác biệt nên không ảnh hƣởng đến sự phát triển
64
đại cục. Nhật Bản mới đây đã sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán Tokyo và Osaka. Việc tồn tại hai sở giao dịch chứng khoán bị coi là một điểm trừ khi quốc tế xem xét nâng hạng TTCK Việt Nam vì thị trƣờng chƣa đủ lớn và chƣa thống nhất về quy mô cũng nhƣ các chỉ tiêu chất lƣợng. Đây là một trong những lý do TTCK Việt Nam đến nay vẫn là thị trƣờng cận biên (frontier market) chứ không phải thị trƣờng mới nổi (emerging market). Thụt lùi một bậc về xếp hạng là mất rất nhiều cơ hội tiếp cận với các tổ chức tài chính lớn, các nhà đầu tƣ lớn và cơ hội hợp tác.
Ví dụ, một quỹ đầu tƣ trung bình của Mỹ muốn đầu tƣ vào một số doanh nghiệp niêm yết tốt trên TTCK Việt Nam, họ phải mất công tìm hiểu chứng khoán trên cả hai sàn, vì ở sàn nào cũng có một số công ty tốt. Có không ít tổ chức phải thuê ngƣời tính toán các thông số chung nhất của hai sàn để ra quyết định đầu tƣ hay không. Với các tổ chức đầu tƣ lớn, TTCK Việt Nam quá nhỏ, chƣa đủ hàng hóa cho một đơn vị giải ngân (giá trị có thể lên tới trăm triệu đô la Mỹ) hay nếu có đầu tƣ thì chỉ là một “gia vị” vui mắt trong “thực đơn” của họ. Rắc rối khác đối với họ là TTCK