Những yếu tố tác động đến thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

3. Mục đích nghiên cứu

1.2.2. Những yếu tố tác động đến thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán

chứng khoán

- Nhân tố chủ quan:

+ Trình độ quản lý của nhà nƣớc: Công tác thanh tra có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Nó là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ sự quản lý của Nhà nƣớc. Thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý, là một nội dung của quản lý. Thanh tra còn là một phƣơng thức phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Xuất phát từ tính chất, vị trí và vai trò của công tác thanh tra nên đòi hỏi sự trực tiếp chỉđạo, lãnh đạo của cấp có thẩm quyền.

+ Quyền hạn của Ủy ban chứng khoán: Thẩm quyền của UBCK trong công tác thanh tra, giám sát đến đâu đóng vai trò rất quan trọng bởi lẽ nó sẽ mở rộng hay thu hẹp phạm vi tiếp cận, thu thập thông tin phục vụ cho quá trình thanh tra, giám sát. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh các hành vi thao túng, nội gián ngày càng tinh vi, phức tạp… để có thể kết luận đƣợc hành vi nào là thao túng thịtrƣờng thì không phải là vấn đềđơn giản trong khi cơ quan quản lý TTCK chƣa có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu ... nên gặp khó khăn trong việc phát hiện và xác minh làm rõ các hành vi vi phạm và khi phát hiện ra những sai phạm phải mất thời gian dài để giải quyết.

+ Ảnh hƣởng của mô hình giám sát, phƣơng pháp giám sát: Phƣơng pháp, cách thức giám sát có vai trò quan trọng đối với chất lƣợng giám sát. Cách thức đó thể hiện ở nhiều phƣơng diện, nhƣ: trình tự, thủ tục giám sát; công tác chuẩn bị…. việc áp dụng phƣơng pháp giám sát nhƣ thế nào trong những giai đoạn phát triển nào của Thị trƣờng chứng khoán là điều đáng quan tâm. Ví dụ nhƣ khi thị trƣờng chứng khoán nói chung

41

và chứng khoán nói riêng mới đi vào hoạt động thì lựa chọn phƣơng pháp giám sát tuân thủ là phù hợp bởi thông qua phƣơng pháp này, UBCKNN hƣớng các công ty niêm yết, Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hoạt động tuân thủ pháp luật, kịp thời cảnh báo các công ty hoạt động chƣa tuân thủ. Tuy nhiên khi đối tƣợng của quản lý trên TTCK ngày càng tăng về số lƣợng và phát triển đa dạng, các hành vi giao dịch không công bằng trên thị trƣờng ngày càng tinh vi phức tạp, các quy định của pháp luật không thể bao quát hết các rủi ro và nguy cơ và lại thƣờng đi sau thực tiễn….thì phƣơng pháp giám sát hiện đại là lựa chọn tối ƣu.

+ Nhân sự thực hiện thanh tra, giám sát: thanh tra ngoài việc xem xét việc làm của đối tƣợng thanh tra còn phải xem xét chính chủ trƣơng, chính sách có đúng không có phù hợp với thực tiễn hay không. Đây là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi ngƣời làm công tác thanh tra phải thật sự có năng lực, có thể chỉ ra nguyên nhân của các sai lầm khuyết điểm của đối tƣợng thanh tra để giúp họ khắc phục, sửa chữa. Bên cạnh đó, đặc điểm công tác thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu tố có tính nhạy cảm, phức tạp. Các hành vi vi phạm trên TTCK trong đó có các hành vi thao túng, nội gián ngày càng tinh vi, phức tạp, các đối tƣợng sử dụng nhiều phƣơng thức, thủ đoạn, có sự cấu kết, thông đồng để thực hiện hành vi. Các vụ việc khiếu tố, tranh chấp thƣờng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nên khi xử lý cần phải khách quan, công tâm, thƣợng tôn pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định pháp luật. Ngƣời cán bộ thanh tra thƣờng xuyên đối mặt với áp lực công việc, do vậy, nắm chắc nghiệp vụ, các quy định pháp luật đồng thời cùng trao đổi, chia sẻ trong công việc, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất giúp cho cán bộ thanh tra hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.

42

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giám sát cũng là một yếu tố góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng giám sát. Một trong những nội dung giám sát quan trọng nhất của UBCKNN là hoạt động giám sát thị trƣờng nhằm phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng thị trƣờng. Để hoạt động giám sát thu đạt hiệu quả cao cần có một hệ thống kỹ thuật hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm chuyên dụng, cũng nhƣ trang thiết bị phần cứng nhằm phục vụ cho công tác thu thập dữ liệu, tổng hợp thông tin đểđƣa ra những báo cáo phân tích có chất lƣợng là điều rất quan trọng.

- Nhân tố khách quan:

+ Trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và thịtrƣờng chứng khoán nói riêng có ảnh hƣởng tới chất lƣợng thanh tra, giám sát. Bởi lẽ khi trình độ nền kinh tế nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng phát triển đến đâu sẽ quy định những phƣơng pháp, phƣơng thức, mô hình quản lý, cách thức…. thực hiện thanh tra, giám sát. Khi TTCK còn ở thời kỳsơ khai, vi phạm còn ít, tính chất vi phạm không phức tạp, tinh vi nhƣ khi TTCK ở thời kỳ phát triển.

+ Ảnh hƣởng của môi trƣờng pháp lý về thanh tra, giám sát: Môi trƣờng pháp lý hay hệ thống quy định pháp lý ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát. Với một hệ thống pháp lý đầy đủ, phù hợp thì việc tổ chức thực hiện thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm về chứng khoán, thị trƣờng chứng khoán đạt kết quả cao, đạt đƣợc mục tiêu quản lý của nhà nƣớc. Ngƣợc lại, hệ thống quy định pháp lý thiếu chế tài xử lý sẽ làm hạn chế hiệu lực, hiệu của của công tác quản lý thị trƣờng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình cƣỡng chế thực thi pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrƣờng chứng khoán.

43

+ Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đạo đức hành nghề kinh doanh chứng khoán của nhân viên công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các tổ chức trung gian phụ trợ…. Bởi thực tế là hoạt động của nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ một phần cũng là do mô hình kinh doanh cũng nhƣ trình độ quản trị còn hạn chế. Ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp còn có nhiều yếu kém. Việc chạy theo lợi nhuận với các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro dẫn tới vi phạm các chỉ tiêu an toàn tài chính và thua lỗ còn nhiều, thậm chí xâm hại tài sản và lợi ích của khách hàng. Hiện tƣợng tranh chấp nội bộ gia tăng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của các tổ chức này.

1.2.3. Hoạt động giám sátchứng khoán, thị trường chứng khoán

Khái niệm: Hoạt động giám sát dựa trên các hoạt động cụ thể, các số liệu, tài liệu báo cáo để phân tích, đối chiếu với các quy định trong văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, sớm phát hiện các dấu hiệu thiếu sót hoặc vi phạm của các tổ chức phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán, cá nhân hoạt động chứng khoán[23]

* Giám sát các tổ chức niêm yết với các nội dung, chỉ tiêu:

- Phân tích các yếu tố trong hồ sơ phát hành, hồ sơ niêm yết chứng khoán

- Phân tích việc tuân thủ các yêu cầu về công bố thông tin - Phân tích tính khả mại của cổ phiếu, trái phiếu

- Phân tích khả năng thanh toán gốc và lãi trái phiếu, cổ tức

- Phân tích các sự việc xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng, làm ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu, trái phiếu của công ty

44

* Giám sát các hoạt động giao dịch tại các Trung tâm và Sở Giao dịch chứng khoán

Công việc giám sát đƣợc thực hiện bằng việc sử dụng chƣơng trình máy tính hỗ trợ, tìm kiếm những sai phạm trong giao dịch trên thịtrƣờng

- Phân tích từng hoạt động mua bán chứng khoán và mức độ tăng, giảm giá cả, khối lƣợng giao dịch để phát hiện các giao dịch bất thƣờng

- Tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện các giao dịch nội gián hoặc giao dịch thao túng thịtrƣờng, thao túng giá cả

- Kiểm soát tình trạng sở hữu của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

- Điều tra các tin đồn có ảnh hƣởng đến giá cả thịtrƣờng - Đánh giá xu hƣớng phát triển của thịtrƣờng

* Giám sát công ty chứng khoán

Hoạt động giám sát công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm các công việc chủ yếu sau:

- Lập hồsơ giám sát:

- Phân tích tình hình tài chính của công ty

1.2.4. Hoạt động thanh trachứng khoán, thị trường chứng khoán

Thanh tra là một trong các đơn vị ban đầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc (UBCK) kể từ khi UBCK đƣợc thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập UBCK Nhà nƣớc. Từ đây, ngƣời làm thanh tra đồng hành với các đơn vị chuyên môn của UBCK trong các hoạt động quản lý, từ tham gia xây dựng văn bản, phối hợp giám sát, tiến hành thanh kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính công khai, công bằng, minh bạch và hoạt động ổn định của TTCK, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ, nâng

45

cao tính tuân thủ pháp luật, hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với TTCK.

Ở Việt Nam, công tác thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán tập trung theo các định hƣớng chính: thanh tra theo kế hoạch, định kỳ; thanh tra theo chủ đề và thanh tra, kiểm tra đột xuất. Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ SGDCK, TTLKCK, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các tổ chức, cá nhân là nhà đầu tƣ trên TTCK.

- Đối với SGDCK: tập trung thanh tra, kiểm tra về công tác xét duyệt niêm yết, các hoạt động giao dịch và công bố thông tin giao dịch trên SGD;

- Đối với tổ chức niêm yết, công ty đại chúng: công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện chủ yếu qua theo dõi, giám sát để đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng, mua bán lại cổ phiếu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tính khả thi trong việc thực hiện dự án sử dụng nguồn vốn huy động từ đợt phát hành, công bố thông tin…;

- Đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ: công tác thanh tra đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua công tác giám sát, kiểm ra từ xa hoặc trực tiếp để đánh giá tình trạng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, khách hàng…;

- Đối với các tổ chức, cá nhân là nhà đầu tƣ trên TTCK: công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua công tác kiểm tra, giám sát từ xa; qua đó phát hiện tổ chức, cá nhân nhà đầu tƣ có dấu hiệu vi phạm quy định giao dịch chứng khoán, có hành vi thao túng thị trƣờng hoặc giao dịch nội gián.

46

Dựa trên kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, UBCKNN sẽ tổ chức thanh tra bất thƣờng, kiểm tra sâu để làm rõ và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Hoạt động thanh tra sẽ đƣợc tiến hành qua 3 giai đoạn:

1) Chuẩn bị thanh tra: đây là giai đoạn trƣớc khi tổ chức thực hiện thanh tra. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết sẽ góp phần quan trọng làm cho việc thanh tra có hiệu quả và hoàn thành đúng thời hạn quy định. Giai đoạn này gồm các bƣớc:

- Thu thập thông tin, tài liệu,nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra

- Ra quyết định thanh tra

-Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra - Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

- Xây dựng đề cƣơng yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo - Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác (nhƣ phƣơng tiện đi lại, kinh phí phục vụ thanh tra, các loại công văn giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính…)

2) Tổ chức thực hiện thanh tra. Giai đoạn này gồm các bƣớc:

- Công bố quyết định thanh tra

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra

- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu

- Thủ tục thực hiện quyền trong quá trình thanh tra

- Xử lý sai phạm đƣợc phát hiện khi tiến hành thanh tra

- Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra

- Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra

47

- Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra (nếu cần thiết)

- Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra

3) Kết thúc thanh tra. Giai đoạn này cần phải thực hiện các công việc sau:

-Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra - Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra -Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra

-Ký và ban hành kết luận thanh tra - Công khai kết luận thanh tra

- Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

-Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra

Theo Quyết định Số 48/2015/QĐ-TTg ngày 08/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ, UBCKNN có nhiệm vụ Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Bên cạnh đó, theo Quyết định số: 539/QĐ-BTC ngày 22/03/2016, Thanh tra là tổ chức thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính.

Thanh tra UBCKNN có nhiệm vụ: (1) Trình Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc để trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính: Các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; Kế hoạch hàng năm về thanh tra chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. (2) Trình Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc

48

quyết định: Các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, các văn bản quy phạm nội bộ về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán; Kế hoạch hàng năm về kiểm tra chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. (3) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành chứng khoán đối với các tổ chức, cá nhân theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt; thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc hoặc của cấp có thẩm quyền. (4)Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. (5) Giúp Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. (6) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc trong công tác thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)