Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Luangprabang nước Cộng hòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 37)

chủ nhân dân Lào

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Luangprabang như sau:

- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.

36

- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự.

- Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người sử dụng hơn. Tức là người dân cần được thông báo về công việc của chính quyền, chính quyền cũng cần phải có sự hợp tác với công dân để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp các dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của người dân hay tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp cận trực tiếp với chính quyền. Chính quyền cũng cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hoá gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với doanh nghiệp.

- Cần kiểm tra toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý.

- Cần đảm bảo việc sử dụng thông tin thực hiện, không chỉ cho mục đích báo cáo, mà còn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra các quyết định. Những nhà quản lý cần nhận thấy những hữu ích này trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Minh bạch ngân sách

Kinh nghiệm của các tỉnh ở Việt Nam là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm KTXH, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc.

Tóm tắt chương 1

Lu n v n đã hệ th ng hóa c s kh a học về chi NSNN trên đ a bàn tỉnh; đã làm rõ khái niệm đặc điểm của chi NSNN chi thường xuyên NSNN nội dung vai trò chi thường xuyên NSNN; đồng thời đã c nh t và hân t ch đư c khái niệm sự cần thi t các nhân t ảnh hư ng đ n quản lý chi thường xuyên

37

NSNN nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN nội dung chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Đồng thời tổng k t kinh nghiệm một s tỉnh Việt Nam và rút ra bài học có thể nghiên cứu t i tỉnh Luang rabang. Chư ng này làm c s lý lu n ch việc hân t ch thực tr ng và đề xuất hệ th ng giải há nh m h àn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên đ a bàn tỉnh Luang rabang đư c trình bày tr ng các chư ng ti th .

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 TẠI TỈNH

LUANGPRABANG NƯỚC CHDCND LÀO

2.1. Khái quát về tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nư c tỉnh Luangprabang giai đoạn 2014 – 2016

2.1.1. Đặc điểm, trình độ phát triển KTXH của tỉnh Luangprabang ảnh hưởng đến quá trình chi ngân sáchNhà nước trên địa bàn đến quá trình chi ngân sáchNhà nước trên địa bàn

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Theo bản đồ của nước CHDCND Lào, tỉnh Luangprabang nằm ở đường kinh tuyến 21010' và đường vĩ tuyến 1901 0' Tây Bắc giống như hình trái tim nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nặm Khan và sông Mê Kông.

Tỉnh Luangprabang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hủa Phăn; phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn.

Đ a hình: tỉnh Luangprabang cách thủ đô Viêng Chăn 360 km theo con đường quốc lộ số 13 từ Bắc đến Nam, địa hình của lãnh thổ chủ yếu là đồi núi cao từ 1.600m, thấp nhất là 247m so với mặt nước biển, diện tích 8 % là vùng đồi núi cao, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp, địa hình này tạo điều kiện cho tỉnh Luangprabang phát triển kinh tế đa dạng.

38

Kh h u: nằm trong khu vực có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất là 140C, cao nhất là 400C. Số lượng nước mưa hàng năm đo được 1200mm/năm, ánh sángchiếu một ngày 8 tiếng đồng hồ.

Qua đặc điểm khí hậu cho chúng ta nhận xét khí hậu của tỉnh Luangprabang khá thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhiệt độ không quá nóng và quá lạnh, ít có những ngày mây mù có thể tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm, một ưu thế hơn hẳn một số huyện ở vùng ven sông Mê Kông, sông Nặm Khan, sông Nặm U và sông Nặm Xương. Đây là ưu điểm lớn cho ngành du lịch của tỉnh Luangprabang.

ài nguyên đất: với diện tích 20.026,6 ha, trữ lượng gỗ 1.964.200 ha và 189.800 ha cây tre nứa. Diện tích rừng tự nhiên 1.182.933,2 ha, diện tích rừng trồng 91.466,6 ha. Điều đáng lưu ý là quá trình diễn biến theo xu hướng giảm dần diện tích rừng giàu, giảm diện tích rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre nứa. Do sự thiếu hiểu biết của dân dẫn đến việc khai thác, phá rừng làm nương quá mức làm cho chất lượng tài nguyên rừng giảm sút.

ài nguyên kh áng sản: tỉnh Luangprabang có nhiều loại khoáng sản, có nhiều mỏ cũng đã được kiểm tra khai thác như: mỏ vàng ở huyện Pác U. Các mỏ chưa được kiểm tra khai thác như: mỏ ngọc thạch ở huyện Xiêng Ngân, mỏ than ở huyện Chom Phêt, mỏ đồng ở huyện Nặm Bạc và huyện Phôn Xay, mỏ chì ở huyện Mương Ngoi và mỏ đá quý ở huyện Phôn Xay, huyện Mương Nặm Bạc... Do đó nếu chúng ta khai thác sử dụng hợp lý sẽ giúp cho dân có công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo.

ài nguyên nước: Luangprabang có 13 lưu vực sông và suối. Tổng diện tích lưu vực 13.000 km2 với chiều dài sông suối 1 .470 km. Nguồn nước mặt hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo thời gian và

không gian.

Nguồn nước ngầm ít, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng. Tuy nhiên tại Luangprabang có một số mỏ nước khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh như nước khoáng Bo Kẹo huyện Xiêng Ngân, Tạt Xe, vàng Nặm Xở và đặc biệt có nguồn nước nóng tại

39

huyện Viêng Khăm là điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch với loại hình nghỉ dưỡng chữa bệnh và nghỉ mát.

Nhìn chung, những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Luangprabang một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn thu cho ngân sách và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của ngân sách góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.1.2. rình độ hát triển K

- Đặc điểm dân số:

Qua 8 năm từ năm 2008 đến 2016 dân số của tỉnh Luangprabang có sự phát triển khá nhanh, tăng từ 1,6 lần và tốc độ tăng bình quân là 3,3 % (bình quân cả nước là 1,7%), đứng thứ 3 trong 17 tỉnh cả nước.

Nhìn chung dân số của tỉnh có cơ cấu trẻ, sự biến động cơ cấu tuổi có xu hướng ngày càng hợp lý, tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm dần từ 3,3 % năm 2008 xuống còn 2% năm 2012 và 1,7% năm 2016. Đây là một thuận lợi về nguồn nhân lực cho thời k quy hoạch tới, song cũng gây những khó khăn trong việc giải quyết các nhu cầu xã hội và sự phát triển như: giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo và các vấn đề khác.

+ Về cơ cấu giới tính: năm 2010 dân số nữ của tỉnh chiếm 32%, năm 2012 là 2%, năm 2016 là 62,4%. Như vậy cơ cấu giới tính của tỉnh đã tiến dần và đạt sự cân bằng và hợp lý so với cơ cấu giới tính trung bình của vùng Tây Bắc và

của cả nước.

Cơ cấu dân tộc và cơ cấu thành thị, nông thôn: qua kết quả điều tra dân số 01/3/200 toàn tỉnh có hơn 3 dân tộc anh em, Lào Lùm 34,6%, Lào Thâng 4 %, Lào Mông 17%, Hoa 0,9% và Việt Kiều 1% còn lại 1, % là các dân tộc khác. Về cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thời k 2000 - 2008 nhìn chung không

thay đổi: Dân số thành thị từ 17,8% (2000) tăng lên 18,2% (2008) dân số nông thôn 83,6% (2000) giảm xuống 80% (2008).

40

Mật độ dân số năm 2016 là 27 người/km2, trong đó cao nhất là huyện

Luangprabang (79 người/km2) và huyện Pạc U ( 8 người/km2), thấp nhất là huyện Viêng khăm (20 người/km2). Cơ cấu xã hội dân số của tỉnh Luangprabang nặng sắc thái nông nghiệp nông thôn, nghề làm ruộng 14. 09 hộ gia đình, làm nương 38.301 hộ và 12.4 là nghề dịch vụ.

+ Phát triển và phân bổ nguồn lao động: tổng nguồn lao động năm 2016 là 1 1.002 người, chiếm tỷ lệ 34,8 % dân số thành thị và nông thôn, có 20 đơn vị lao động. Tổng nguồn lao động nước ngoài 428 người đến từ Trung Quốc, Việt

Nam, Thái Lan và Châu Âu. Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của tỉnh đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau. Tuy nhiên thực trạng vẫn còn thấp, năm 2016 cơ cấu trình độ văn hoá trong lực lượng lao động của tỉnh: chưa biết chữ chiếm 20% dân số lực lượng lao động, tốt nghiệp cấp I : 9,07%, tốt nghiệp cấp II : 20,3% và tốt nghiệp cấu III : 20%.

+ Về trình độ kỹ thuật chuyên môn: số lượng lao động không có chuyên môn nghiệp vụ năm 2010: 1 1.002 người chiếm 34,8 %, lực lượng lao động đến năm 2013: 162.032 người chiếm 37,40%, lực lượng lao động đến năm 2016: 184.028 người chiếm 42,71% số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng lên, năm 2013: 11.030 người chiếm 7,31% và tăng lên đến năm 2016 là 33.026 người chiếm 21,88%. Bình quân giai đoạn từ 2010-2016 tăng đến 4.129 người/năm, trong đó đào tạo nghề có xu hướng ngày càng tăng, năm 2012 là 6,24%, năm 2016 là 7, 9% (so với lực lượng lao động). Tuy vậy, cơ cấu đào tạo vẫn còn bất hợp lý, thể hiện qua tỷ lệ: cứ 01 người có trình độ cao đẳng đại học, trên địa học thì có 1, người có trình độ trung học và chỉ có 0, người là công nhân kỹ thuật (tỷ lệ 01 - 1,5 - 0,5).

Thực trạng trên cho thấy lực lượng lao động ở tỉnh có chất lượng thấp lại có cơ cấu bất hợp lý. Đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm và chưa cân đối với nhu cầu thực tế, chính sách đối với lao động có trình độ chuyên môn chưa hợp lý đã gây khó khăn cho việc bố trí sử dụng và không nâng cao được trình độ chuyên môn đã được đào tạo, dẫn đến tình trạng phân công và sử dụng số lao độngcó trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa hợp lý. Vì vậy, đòi hỏi phải có chính

41

sách hợp lý mới có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo của lực lượng lao động và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Kinh tế - xã hội:

+ Về tăng trưởng kinh tế: thời k năm 2010 -2016, nền kinh tế tỉnh Luangprabang đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối của thời k có giảm so với các năm trước; song trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Luangprabang

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010-2020 Trong đó 2010-2015 2016 1. GDP (toàn tỉnh) 6,7 7,0 7,2 Nông nghiệp 4,9 48 48 Công nghiệp 10 17 12 Dịch vụ 12,9 35 40 2. Bình quân cả nước 6,2 6,9 7,5

Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang.

+ Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu từ giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: %

Nhóm ngành 2010 2013 2016

Nông nghiệp 4,9 48 49,2

Công nghiệp 10 17 19,8

Dịch vụ 12,9 35 38,4

Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang 2010-2016.

Khu vực nông nghiệp tăng dần từ 4,9% năm 2010 lên 48% năm 2013 và 49,2% năm 2016.

42

Khu công nghiệp từ 10% năm 2013 tăng lên 17% năm 2016 và 19,8%. Khu vực dịch vụ tăng từ 12,9% năm 2010 lên 3 % và 38,4% năm 2016, trong đó, du lịch ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định trong khu vực này.

Về cơ cấu thành phần kinh tế: tỷ trọng kinh tế quốc doanh tăng nhanh từ 14,6% năm 2010 lên 20,12% năm 2013 và 22,4% năm 2016 trong giai đoạn này cơ cấu thành phần kinh tế tương đối ổn định không chuyển dịch.

Thời k từ năm 2010 - 2016 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Luangprabang được thực hiện trong điều kiện nhiều chủ trương, chính sách mới ra đời tạo hành lang pháp lý, chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tỉnh phát triển. Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Kết quả nền kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong thời k 2010-2016, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững..

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp tăng và phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phát triển du lịch phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước, tỉnh Luangprabang nói riêng, tuy nhiên cơ cấu chuyển dịch còn chậm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh tăng 0, %, phát triển du lịch khá nhanh, nhất là thành phố Luangprabang và huyện Mương Ngoi. Nhìn chung trong các năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Luangprabang chuyển theo hướng công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch nhưng còn ở mức độ thấp so với các tỉnh trong khu vực.

Phân tích về mặt kinh tế qua các năm và từng thời k cho ta thấy kinh tế tỉnh Luangprabang ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp.

Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế - xã hội vẫn nổi lên một số tồn tại như: Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách Trung ương phân bổ chưa đáp ứng được nhu cầu địa phương; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí còn thiếu so

43

với khối lượng đã thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2017. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; Tăng trưởng công nghiệp đạt thấp nhất trong nhiều năm do các đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)