hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước
Tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt trong việc quản lý chi thường xuyên NS. Vì chi thường xuyên NS có quy mô rộng và phức tạp, lợi ích của khoản chi này mang lại thường gắn liền với lợi ích cụ thể cục bộ, nên sử dụng nguồn lực NS phần nào bị hạn chế, dẫn đến thất thoát, lãng phí.
Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi thường xuyên NS và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi NS đó.
Thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN, các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai tài chính.
Tăng cường vai trò kiểm soát của Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên để đảm bảo và tăng cường hiệu quả chi tiêu. Chi thường xuyên của NSNN cần phải tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Các khoản chi phải đúng với quy định hiện hành, cơ quan tài chính thông báo hạn mức cấp phát kinh phí để kho bạc kiểm soát và cho phép chi khi có sự chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị. Quản lý chi thống nhất qua KBNN góp phần kiểm soát chi tiêu NS theo đúng mục đích. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu chặt chẽ, kiên quyết từ chối thanh toán, cấp phát các khoản không đúng chế độ thủ tục nguyên tắc và không có trong dự toán. Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và
sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi, thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng
83
quy định của pháp luật hiện hành. Kho bạc Nhà nước tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Phải kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc quản lý chi thường xuyên.
Đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN nói chung và các khoản mục chi thường xuyên nói riêng đều được kiểm soát chặt chẽ qua KBNN.
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quảnlý chi thường xuyên ngân sách tỉnh
ng cường kiểm tra thanh tra việc l dự t án thu chi NSNN: Hoàn
thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra NS từ khâu lập, chấp hành và quyết toán
NS, tức là kiểm tra trước, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau. Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó, đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan, bảo đảm giải quyết căn cơ các vấn đề chưa được đồng thuận giữa các cơ quan tham gia lập dự toán NS.
Cải ti n kiểm tra thanh tra quá trình chấ hành NSNN: Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo tiến trình chấp hành NS về chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ,… đặc biệt là tính hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu NSNN. Cơ quan Tài chính phối hợp với KBNN cùng cấp rà soát, đối chiếu tất cả các khoản chi NSNN từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12 bảo đảm các khoản chi NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý thu, chi
84
NSNN và khen thưởng kịp thời việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí NSNN, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Á dụng các hình thức kiểm tra linh h t và hiệu quả: Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Do phần lớn các sai phạm về tài chính là được phát hiện từ quần chúng hoặc từ nội bộ các đơn vị, nên cần thu thập nguồn thông tin từ quần chúng để phát hiện và tiến hành kiểm
tra, thanh tra.