7. Kết cấu luận văn
1.2. Năng lực của công chức Văn phòng thống kê cấp xã
1.2.1. Một số khái niệm
* Năng lực: Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt đƣợc kết quả trong hoạt động nào đó. Muốn hoạt động có kết quả thì cá nhân phải có nhũng phẩm chất tâm lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Nếu thuộc
19
những tính tâm lý không phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó thì coi nhƣ
không có năng lực[34].
Trong các từ điển tiếng Việt thì năng lực đƣợc hiểu là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn sàng có thể thực hiện một hoạt động nào đó”, hoặc theo một nghĩa khác, năng lực là “phẩm chất, tâm lý và sinh lý tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất lƣợng
cao” [34].
Năng lực vừa là cái “tựnhiên” săn có, vừa là kết quả của quá trình học
tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh “Năng lực con ngƣời không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một
phần lớn do công tác do luyện tập mà có”[25].
Trong khoa học hành chính, các nhà nghiên cứu cho rằng năng lực là
“khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con ngƣời, hoặc khả năng của
một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện đƣợc các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ do
mình dề ra hoặc do Nhà nƣớc hay chủ thể khác ấn định với kết quả tốt
nhất”.Từ nhũng cách tiếp cập thuật ngừ năng lực nói trên, có thể hiểu năng
lựcc thực hiện công việc là sự tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Ngƣời có năng lực về một hoạt động nào đó, trƣớc hết họ cần có một kiến
thức chuyên môn nhất đinh để họ có những hiểu biết về công việc họ đang thực hiện.
Năng lực cần có khác với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiền thức cần có để có thể đảm nhiệm một vị trí việc làm chứ không liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh làm việc cụ thể nào đó.
Ngoài kiến thức, cần có những kỹ năng làm việc khác để tổ chức thực
hiện công việc theo một quy trình nhất định. Kiến thức, kỹ năng cho phép một ngƣời biết làm việc và đem lại hiệu quả.
20
* Năng lực thực thi công vụ công chức Văn phòng thống kê cấp xã. Năng lực thực thi công vụ của công chức là sự tổng hợp những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ hành vi... của công chức để hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí công việc đảm nhiệm.
Trong quá trình thực thi công vụ, công chức Văn phòng thống kê cấp
xã có thể tƣ duy độc lập, vận dụng những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,
thái độ, hành vi ... phát hiện vấn đề, phân tích, đánh giá, hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của hành chính nhà nƣớc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Năng lực thực thi công vụ của
công chức Văn phòng thống kê cấp xã quyết định kết quả thực thi công vụ
của bản thân công chức ở mỗi vị trí công việc nói riêng và của địa phƣơng nói
chung.
Tóm lại: Năng lực công chức Văn phòng thống kê cấp xã là tổng hợp
những kiến thức, kỹ năng, thải độ ... cho phép một công chức văn phòng
thống kê thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.2.2. Các yếutố cấu thành năng lực
Là tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, mà nó ảnh hƣởng đến công việc (vai trò hay trách nhiệm); chúng tƣơng quan lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ, có thể nâng cao đƣợc thông qua đào tạo và phát triển. Các yếu tổ cấu thành năng lực công chức Văm phòng thống kê cấp xã bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ của công chức khi thực thì công vụ.
* Kiến thức: Kiến thức có đƣợc thông qua đào tạo, bồi dƣỡng và thông qua tích lũy từ thực tế đƣợc phản ánh thông qua trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác. Nhƣ vậy, trình độ là mức độ về sự hiểu biết, đƣợc xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng, chứng chỉ mà mỗi công chức nhận đƣợc thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn vể trình độ thƣờng đƣợc sử dụng để xếp công chức hành chính vào hệ thống
21
ngạch, bậc. Trình độ công chức thƣờng đƣợc đánh giá qua các tiêu chí cơ bản nhƣ: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học, trình độ lý luận chính trị và trình độ QLNN.
* Kinh nghiệm công tác: Là sự trải nghiệm, từng trải hay sự hiểu biết, thông thạo do đã từng trải về lĩnh vực, công việc, đã thấy đƣợc kết quả khiến cho có thể phát huy đƣợc mặt tốt và khắc phục đƣợc mặt chƣa tốt trong quá
trình công tác.
* Kỹ năng nghiệp vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã: Kỹ
năng là khả năng của một ngƣời biết vận dụng kiến thức và kinh nghiệm để
hoàn thành tốt công việc, là khả năng làm tốt một công việc, là cách thức đặc
biệt để thực hiện một công việc nào đó.
Kỹ năng nghiệp vụ là tổng hợp những cách thức, phƣơng thức, biện pháp tổ chức và thực hiện giải quyết công việc, thể hiện ở khả năng vận dụng
kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm vững nghiệp vụ trên
những lĩnh vực nhất định.
*Thái độ thực thi công vụ: Phong cách làm việc và thái độ ứng xử trong giao tiếp của đội ngũ công chức tại công sở đều ảnh hƣởng đến hình ảnh của
cơ quan đơn vị, ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc và hiệu lực QLNN. Văn
hoá công sở trong cơ quan đƣợc hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa cồng chức với tổ chức, công dân và giữa công chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Văn hoá công sở còn là biểu hiện của một xã hội văn minh, nền nếp, kỷ cƣơng; ở đó, mỗi công chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn chủ động, tự giác, tích cực làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần công việc đƣợc
giao.
* Đạo đức công vụ: Là một phạm trù tƣơng đối rộng, bao hàm đạo đức,
22
xã hội thông thƣờng mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân. Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức trong khi thực thi công vụ phải làm việc đúng thấm quyển, không đƣợc quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà; đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ đƣợc phân công cũng nhƣ bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ hay trách nhiệm công vụ.
1.3.Các tiêu chí đánh giá năng lực của công chức Văn phòng thống kê cấp xã
1.3.1. Các yếu tố cấu thành của năng lực công chức Văn phòng thống kê cấp xã
1.3.1.1 Về kiến thức
Kiến thức đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong nhiều
cách tiếp cận, kiến thức có đƣợc thông qua đào tạo và bồi dƣỡng, đƣợc tích lũy từ thực tế. Cơ quan hành chính nhà nƣớc sử dụng công chức để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra.
Do vậy, đòi hỏi ngƣời công chức ngoài kiến thức chuyên môn ngiệp vụ còn phải có kiến thức về Quản lý hành chính nhà nƣớc, kiến thức về xã hội, kiến thức văn hóa .... Bởi vì trong quá trình giải quyết công việc đòi hỏi ngƣời công chức phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình xử lý vận dụng những kiến thức chuyên môn, kiến thức đƣợc tích lũy từ thực tế. Muốn vậy đòi hỏi mỗi công chức phải có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nƣớc…những kiến thức này là nền tảng để tích lũy kiến thức đo đó bản thân của mỗi công chức có đƣợc kiến thức và hiểu biết khác nhau.
Kiến thức đòi hỏi để có thể làm đƣợc một công việc nhất định và công
chức văn phòng thống kê cấp xã cũng tƣơng tự. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ
các yếu tố khác của năng lực, kiến thức, kỹ năng hay các tiêu chí khác đều do Nhà nƣớc quy định. Tùy theo sự phân cấp để có thể có những quy định cụ thể.
23
Tại Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 22/12/2004 của UBND tỉnh Đắk
Nông và Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của UBND tỉnh
Đắk Nông về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì đối với công chức
cấp xã khi tuyển dụng thì tiêu chuẩn về kiến thức thì phải Tốt nghiệp chuyên
ngành Hành chính, Văn thƣ, Văn phòng, Luật, Công nghệ thông tin, Công
nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh[37];
1.3.1.2. Kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Kỹ năng đƣợc hiểu là khả năng vận dụng thuần thục những kiến thức
nhận đƣợc, tích lũy đƣợc vào thực tế để tiến hành có hiệu quả một hoạt động
nào đó. Đối với công chức, kỹ năng giải quyết công việc là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lƣợng của công chức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ. Thực tế chỉ một số ít kỹ năng nghiệp vụ của con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình học tập tại trƣờng lớp, phần lớn kỹ năng đƣợc hình thành trong quá trình công tác, giải quyết
công việc, tự rút kinh nghiệm.[32]
Tùy theo loại công việc khác nhau mà đòi hỏi mức độ thành thạo trên
những lĩnh vực khác nhau của mỗi công chức khi vận dụng nó vào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công chức Văn
phòng thống kê cấp xã, có thể đánh giá năng lực thực thi công vụ của đội ngũ
này qua một số kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng tham mưu: Đây là kỹ năng đề xuất với lãnh đạo ban hành và
tổ chức thực hiện các quyết định quản lý hành chính Nhà nƣớc lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách đảm bảo hợp pháp. Kỹ năng tham mƣu thể hiện năng lực của công chức trong thực thi công vụ; tham mƣu đúng, kịp thời sẽ đạt kết quả
24
các trong công việc. Bời vậy, nếu tham mƣu không chính xác, chƣa kịp thời có thể làm ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của đối tƣợng, làm giảm sút uy tín của cơ quan. Để công tác tham mƣu đạt kết quả, công chức Văn phòng thống kê cấp xã cần có những kỹ năng nhƣ áp dụng pháp luật, kỹ năng nhận diện và phân tích vấn đề.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch là một hoạt động quan trọng
trong việc thực thi công vụ cùa công chức. Việc lập kế hoạch sẽ giúp công chức xác định rỗ mục tiêu cần phải đạt và biện pháp, cách thức để thực hiện mục tiêu, lộ trình thực hiện để sắp xếp thời gian, bổ trí phƣơng tiện, nhân lực,
kinh phí. Công chức có thể lập kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn tùy theo tính
chất của công việc. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì việc thực hiện các bƣớc càng thuận lợi.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và soạn thảo văn bản: Công
nghệ thông tin hiện nay đƣợc ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ là một yêu cầu bắt buộc đối với công chức. Đặc biệt đối với công chức văn phòng
thống kê cấp xã, việc áp dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo văn bản,
lƣu giữ thông tin, xử lý và tích hợp dữ liệu đối với những phần mềm chuyên ngành là những nghiệp vụ không thể thiếu.
- Kỹ năng phối hợp trong công tác: Đây là kỹ năng quan trọng cần có
của cồng chức Văn phòng thống kê cấp xã bởi trong quá trình thực thi nhiệm
vụ cần có sự phối hợp với tất cả các cơ quan, đơn vị, các bộ phận chuyên môn
và trên địa bàn. Nếu phối hợp tốt, việc thu thập thông tin liên quan sẽ có nhiều thuận lợi. Thực tế, công tác phối hợp tƣởng nhƣ đơn giản nhƣng cũng có lúc, có việc tƣơng đối phức tạp; nếu không có sự thống nhất giữa các cá nhân trong cơ quan hoặc giữa các cơ quan sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi
25
nhiệmvụ. Nếu không biết dung hòa các mối quan hệ dễ dẫn đến mất đoàn kết
với một số cơ quan, đơn vị khác.
- Kỹ năng giao tiếp: Trong thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp có vai
trò quan trọng. Đối tƣợng giao tiếp của công chức Văn phòng thống kê cấp xã
tƣơng đối rộng rộng, có thể là ngƣời dân đến liên hệ công tác hay là cấp trên, đồng nghiệp, các tổ chức ... Đối với mỗi đối tƣợng giao tiếp, cần có cách thức và kỹ năng riêng. Đặc biệt, khi giao tiếp với công dân cần thể hiện sự chuẩn mực trong giao tiếp công vụ để tạo sự tin cậy của công dân khi tiếp xúc, nâng cao uy tín của công chức và tồ chức trong quá trình cung ứng dịch vụ công.
Để nâng cao hiệu quả giao tiếp, công chức cần có các kỹ năng nhƣ: kỹ năng
diễn đạt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục...Nếu công chức không vận dụng tốt kỹ năng thì rất khó khăn trong quá trình giải quyết công việc và dễ xảy ra xung đột.
- Kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin: Thu thập thông tin là
quá trình xác định nhu càu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã đƣợc định trƣớc.
Xử lý thông tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các
nguyên tắc và phƣơng pháp nhất định, trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp giải
quyết công việc.
Thu thập và xử lý thông tin có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và ra quyết định, trong công tác tổ chức, trong lãnh đạo, quản lý và
trong kiểm tra, giám sát. Kỹ năng thu thập thông tin bao gồm: Xác định nhu
cầu bảo đảm thông tin; Xác định các kênh và nguồn thông tin; Thiết lập hình thức và chế độ thu thập thông tin (đọc và ghi chép; sao chụp một phần hoặc toàn bộ văn bản, tài liệu; xây dựng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn, thảo luận nhóm để thu thập thông tin; thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin). Kỹ năng xử lý thông tin bao gồm: kỹ năng xử
26
lý thông tin tức thời; kỹ năng xử lý thông tin theo quy trình; tuân thủ các nguyên tắc xử lý thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông
tin.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Nhóm là tập hợp các thành viên có số lƣợng
từ hai ngƣời ƣở lên, có giao tiếp trực diện, có kỹ năng bồ sung cho nhau, có sự chia sẻ mối quan tâm hoặc mục đích chung. Để làm việc nhóm có hiệu quà, mồi cá nhân phải hình thành một số kỹ năng nhƣ:
+ Lắng nghe: không chỉ tiếp nhận ý kiến mà còn thanh lọc, phân tích và lựa chọn ý kiến, cần thể hiện thái độ khi lắng nghe bằng cử chi, ánh mắt và tƣ
thể. Khi ngƣời trình bày ý kiến cảm nhận đƣợc cử tọa đang chú ý sẽ cảm
thấytự tin và phấn khích hơn; cần thể hiện thái độ lắng nghe với sự quan tâm
thực sự.
+ Chất vấn: Qua cách thức mỗi ngƣời đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đƣa ra vấn đề cho các