Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc là mở một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ qthực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 55)

1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm ở tỉnh Hà Nam

Hà Nam là địa phương đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động vào các khu công nghiệp và tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động. Với mục tiêu phát triển kinh tế để tạo việc làm là định hướng quan trọng nhằm giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định việc làm, tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác này. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng có sự thay đổi, đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ngắn hạn, vay vốn tín dụng đã tạo nhiều việc làm thông qua các dự án nhỏ ở địa phương như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, các tổ hợp sản xuất, các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống và dịch vụ nông nghiệp. Công tác XKLĐ cũng được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Qua những năm triển khai công tác xuất khẩu lao động đã có hàng ngàn đoàn viên thanh niên, hội viên được tư vấn giải quyết việc làm và đã tham gia giới thiệu lực lượng lớn lao động đi xuất khẩu các nước như Đài Loan, Quatar, Nhật, Hàn Quốc,… 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 8.648 người, đạt 55,7% kế hoạch năm (nữ: 4.208 người), trong đó có 434 người đi xuất khẩu lao động và có khoảng 11.120 người có việc làm thêm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nam đã hỗ trợ tuyển được 429 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 61 lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn hoàn thiện các thủ tục đi xuất khẩu lao động. Đoàn thí sinh của tỉnh tham dự Hội thi Tay nghề quốc gia lần thứ VIII năm 2014 với 03 thí sinh dự thi, kết quả có 02 thí sinh đạt giải ba (nghề Mộc dân dụng và Mộc mỹ nghệ), 01 thí sinh đạt giải khuyến khích nghề Công nghệ ô tô.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định cho vay 2.077 dự án từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng số tiền 4,644 tỷ đồng, thu hút tạo việc làm cho 2.322 lao động. Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 06 phiên giao dịch việc làm tại trung tâm và 10 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương thu hút 538 người tham gia đăng ký tìm việc làm và giới thiệu vào làm việc tại 135 đơn vị, doanh nghiệp. Tiếp nhận, tư vấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 900 người lao động. Tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho 2.257 người, duy trì vận hành hoạt động có hiệu quả 02 Website: vlhanam.vieclamvietnam.gov.vn; Vieclamhanam.vn; tổ chức đăng tin tuyển dụng của 318 đơn vị, doanh nghiệp và có 31.860 lượt người truy cập để tìm kiếm thông tin việc làm.

Hiện nay Đề án "Đào tạo 1.000 lao động ngành công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2016" gồm tổ chức dạy tiếng Nhật, văn hóa Nhật và quy trình quản lý chất lượng 5S của Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Thời gian tới, tỉnh rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh sau khi sáp nhập trung tâm dạy nghề cấp huyện và trung tâm giáo dục thường xuyên; triển khai điều tra cung - cầu lao động tại các thôn xóm và khảo sát nhu cầu sử dụng lao động có nghề trong các doanh nghiệp; tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động trong các loại hình doanh nghiệp theo Đề án 31; thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề và thông tin thị trường lao động; chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt công tác tuyển sinh. Các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho

lao động nông thôn năm 2014; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dạy nghề.

1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Những năm gần đây, do việc mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới cũng như việc thu hút đầu tư diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn (khoảng 5.000 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 70%). Các huyện/thị xã có diện tích thu hồi đất lớn như: Mê Linh, Vĩnh Yên, Phúc Yên,…Vĩnh Phúc được xem là địa phương đạt nhiều kết quả trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn như sau:

Thứ nhất, do là địa phương có mức độ thu hút đầu tư cao nên tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp, dự án phải bố trí việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đặc biệt là làm việc ngay trong các doanh nghiệp đó. Đặc biệt, Vĩnh phúc đã làm tốt công tác khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề cho lao động và tuyển dụng chính lao động đó vào làm việc. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động đối với các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo.

Thứ hai, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956.

Thứ ba, xuất khẩu lao động được xem là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng. Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn

bản để mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh như ban hành Quyết định số 4118/QĐ-UBND về các quy định khuyến khích xuất khẩu lao động như hỗ trợ kinh phí cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để đi lao động có thời hạn nước ngoài là 350.000 đồng/người. Riêng đối với lao động thuộc diện thu hồi đất thì được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người.

Thứ tư, tạo việc làm cho người lao động đã lớn tuổi hoặc có sức khỏe yếu bằng cách dành một phần đất trong các dự án hoặc gần dự án để pháp triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, đặc biệt với hộ có diện tích bị thu hồi từ 40% trở lên.

1.3.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm ở tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, kinh tế còn kém phát triển. Dân số chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 81% dân số toàn tỉnh.Vì vậy, nông - lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính để tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động [41, tr.43]. Tạo cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do kinh doanh, tự do thuê mướn lao động để giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Thực hiện cơ chế "một cửa" trong lĩnh vực lao động - việc làm. Đây là quyết định mang tính chất đột phá tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động.

- Phát triển và đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn, tăng tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

- Trợ giúp vốn, khoa học công nghệ, hỗ trợ y tế, giáo dục và đào tạo cho người nghèo để giúp cho người nghèo ổn định cuộc sống, giải quyết thêm được việc làm cho người nghèo.

- Tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.

1.3.4. Các bài học kinh nghiệm

Từ những kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm và giải quyết việc làm ở một số địa phương, vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách tạo việc làm như sau:

Thứ nhất: Trên cơ sở chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, xây

dựng và phát triển chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, gắn giải quyết việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động như: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề dịch vụ...

Thứ hai: Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá

nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút nhiều lao động. Khuyến khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người.

Thứ ba: Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo nghề cho người lao

động, dạy nghề gắn với thị trường lao động. Đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nghề cho nông dân, nhất là trong điều kiện mới.

Tiểu kết Chương 1

Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Hay ta có thể hiểu, chính sách tạo việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Nội dung Chương 1 đã trình bày cơ sở khoa học về thực hiện chính sách tạo việc làm, nghiên cứu tổng quan về chính sách tạo việc làm, làm rõ khái niệm, nội dung các vấn đề liên quan. Trong đó chỉ rõ quy trình cũng như các bước cần thiết để tổ chức thực hiện chính sách công nói chung và chính sách tạo việc làm nói riêng. Chương 1 cũng đã chỉ ra những nội dung phong phú và hoạt động rộng lớn với những mối liên hệ giữa các đối tượng quản lý và người tham gia,. Giữa các điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau. Những vấn đề về lý luận về thực hiện chính sách tạo việc làm được nghiên cứu trong Chương 1 là cơ sở để phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động trong chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách tạo việc làm trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

(Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên)

Tỉnh Thái Nguyên có 02 thành phố, và 7 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 30 phường, 10 thị trấn, và 140 xã), trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là

Thái Nguyên có vị trí quan trọng, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội rất thuận lợi với các vùng lân cận, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cảng Hải Phòng 200 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km.

Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên ở từ độ cao 150 m đến 200 m, Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản :Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Tài nguyên rừng và các thảm thực vật, động vật :Thái Nguyên có trên 179,8 nghìn ha (2011) đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất có

111,1 nghìn ha, rừng phòng hộ có 34,8 nghìn ha và rừng đặc dụng có khoảng 33,8 nghìn ha.

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp..

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Dân số và lao động: Theo số liệu Cục thống kê, năm 2013 dân số toàn tỉnh là 1.155.991 người, chiếm 9,34% tổng dân số vùng trung du miền núi phía Bắc và 1,29% dân số cả nước. Trong đó, dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên là 290.620 người (chiếm 25,1%) và ít nhất ở thành phố Sông Công là 51.433 người (chiếm 4,4%), mật độ dân số trung bình của tỉnh là 325 người/km2 .

Tỷ lệ dân số sống ở thành thị là 344.210 người (chiếm 29,78%) và nông thôn là 811.781 người (chiếm 70,22%); tỷ lệ dân số trung bình phân theo giới tính của Tỉnh có sự chênh lệch tương đối thấp, nam giới là 569.818 người (chiếm 49,29%) và nữ giới là 586.173 người (chiếm 50,71%). Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của tỉnh thấp nhất vào năm 2009 là 0,45% và cao nhất là 0,85% (2012).

Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc khá đa dạng, hiện có 8 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên, trong đó, dân tộc kinh chiếm khoảng 73,1%, Tày chiếm 11%, Nùng chiếm 5,7%, Sán Dìu chiếm 4,41%, Sán Chay chiếm 3,9%, Dao chiếm , …

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là 716.300 người (chiếm 61,57%). Trong đó, số lượng lao động nam giới là 360.700 người (chiếm 50,4%) và nữ giới là 355.600 người (chiếm 49,6%); số lượng lao động ở khu vực thành thị là 181.200 người (chiếm 25,3%) và khu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ qthực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 55)