Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ qthực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 103)

Đối với hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm

Với những tỉnh đang có các nhu cầu mới và rất lớn về Lao động như tỉnh Thái Nguyên, đề nghị Trung ương bổ sung thêm nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để đảm bảo thực hiện theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP; có cơ chế cho vay nguồn vốn từ ngân sách đối với một số ngành nghề là ngành kinh tế trọng điểm của các địa phương, có nguồn vốn đầu tư lớn, thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh như: chế biến nông lâm sản, trồng cây lâm nghiệp lâu năm, xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại, du lịch…

Đối với hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Xuất khẩu lao động ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy là một hướng đi có tính khả thi và hiệu quả cao. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh hợp tác cung ứng lao động Việt Nam sang các thị trường phù hợp với nhu cầu của tỉnh Thái Nguyên (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan..); đồng thời có cơ chế phối hợp, thông tin sớm hơn về chương trình/đơn hàng xuất khẩu lao động để địa phương kịp thời

thông báo tới người lao động, nâng số lượng, chất lượng sơ tuyển người lao động trên địa bàn tỉnh.

Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Đề nghị Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm chuyển giao phần mềm cơ sở dữ liệu thông tin cung - cầu lao động, để khai thác dữ liệu kịp thời phục vụ công tác quản lý, điều hành và dự báo thông tin lao động việc làm của địa phương; đồng thời triển khai sớm hơn công tác điều tra cung - cầu lao động hằng năm để địa phương chủ động kế hoạch thực hiện trong năm.

Tiểu kết chương 3

Thực hiện chính sách tạo việc làm tại tỉnh Thái Nguyên là việc làm vừa cấp bách, vừa là việc mang tính cơ bản lâu dài nhằm góp phần quan trọng phát triển toàn diện kinh tế- xã hội của tỉnh. Quá trình đó đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các chính sách và giải pháp về kinh tế - xã hội gắn với thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cùng với sự phát triển của vùng và cả nước. Từ sự đánh giá thực trạng một cách cơ bản tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm ở tỉnh Thái Nguyên các định hướng, giải pháp và kiến nghị được đưa ra sẽ góp phần thực hiện tốt, hiệu các chính sách tạo việc làm trong tỉnh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Luận văn thực hiện chính sách tạo việc làm từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên đã làm rõ một số vấn đề sau:

Chương 1 đã trình bày cơ sở khoa học về thực hiện chính sách tạo việc làm, nghiên cứu tổng quan về chính sách tạo việc làm, làm rõ khái niệm, nội dung các vấn đề liên quan. Những vấn đề về lý luận về thực hiện chính sách công nói chung và cụ thể là chính sách tạo việc làm nói riêng được nghiên cứu trong chương 1 là cơ sở để phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động trong chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách tạo việc làm trong chương 3..

Chương 2 đã đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở đánh giá theo chu trình thực hiện chính sách trên 05 nội dung thực hiện chính sách cơ bản là: chính sách tạo việc làm trong các ngành kinh tế, chính sách tạo việc làm thông qua quỹ hỗ trợ việc làm quốc gia, chính sách hỗ trợ thị trường lao động, chính sách dạy nghề và chính sách xuất khẩu lao động. Đã đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm nêu lên những kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách tạo việc làm thông qua: phát triển thị trường lao động, thúc đẩy giáo dục đào tạo, chính sách tài chính – tiền tệ, các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thu hút nhiều lao động. Đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu.

Thực hiện chính sách tạo việc làm ở Thái Nguyên hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Song do thời gian và khả năng nghiên cứu của học viên nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý bổ sung của các thầy cô để luận văn được

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2011), Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, tập I.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2011), Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, tập II.

3. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (1999), Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Thái Nguyên.

4. Cục thống kê Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2013, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Đại học Quốc gia - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (1999), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

11. Lê Duy Đồng (2001), "Lao động việc làm thời kỳ 1991-2000 và phương hướng giai đoạn 2001 - 2010", Tạp chí Lao động và xã hội, (III), tr.3-

12. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Hòa (2005), "Xuất khẩu lao động trong xu hướng hội nhập cơ hội và thách thức", Tạp chí Lao động và xã hội, (264), tr.13-15.

15. Học viện Hành chính Quốc gia, Quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

16. Hội đồng Lý luận Trung ương (1999), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác- Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam - định hướng và phát triển, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Mỹ Hương (2004), Thị trường lao động ở Nghệ An - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Trần Thị Tuyết Hương (2005), "Chất lượng nguồn lao động ở Hưng Yên; những vấn đề đặt ra", Tạp chí Lao động và xã hội, (263), tr.26-28.

20. Nguyễn Thị Mai Lan (2000), Thất nghiệp ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Đặng Tú Lan (2001), Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội.

24. Nguyễn Bá Ngọc - Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội.

25. Đặng Hồng Ngự (2003), "Thái Nguyên giải quyết việc làm: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Lao động và xã hội (219), tr.22-23.

26. Nguyễn Hồng Quân (2001),"Lao động-việc làm ở Quảng Ninh những năm đầu của kỷ nguyên mới", Tạp chí Lao động và xã hội, (175), tr.16-19.

27. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng 2030.

28. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Kết quả điều tra lao động việc làm.

29. Đinh Trọng Thịnh (2005), “WTO và vấn đề tạo việc làm cho người lao động”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (96), tr.39-41.

30. Thiện Thuật (2005), “Dạy nghề cho nông dân ở Thái Bình”, Tạp chí Lao động và xã hội (263), tr.15.

31. Phan Chính Thức (2001), “Phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhận thức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hướng tới nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Lao động và xã hội, (III), tr.13-15.

32. Hà Quý Tình (2004), Hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước để tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Học viện Tài chính.

33. Lưu Ngọc Trịnh (1996), Chiến lược con người trong “thần kỳ” kinh tế Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Trung tâm Khoa học và nhân văn quốc gia, Viện Thông tin khoa học và xã hội (1999), Thị trường lao động trong kinh tế thị trường, Hà Nội.

35. Đỗ Thế Tùng (2001), “ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội, (III), tr.19-2

36. Nông Đức Vinh (2004), Việc làm ở Lạng Sơn: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ qthực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 103)