2.3.1. Đánh giá chung về quá trình thực hiện:
Các chính sách về tạo việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn cho sự phát triển của mỗi địa phương và cả nước. Thực hiện các chính sách tạo việc làm ở tỉnh Thái Nguyên được đặt trong sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng và chính quyền các cấp. Trên thực tế tuy mức độ và chất lượng chỉ đạo, quản lý ở mỗi thời điểm, mỗi địa bàn, mỗi chính sách cụ thể có sự khác nhau nhưng
2.3.1.1.Trước hết đánh giá về công tác kế hoạch.
Tại Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã ban hành Nghị quyết xác định chỉ tiêu giải quyết việc làm mới hàng năm của tỉnh; UBND tỉnh Thái nguyên đã có Đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 30/9/2011. Các chương trình, đề án của tỉnh đã luôn bám sát các chương trình, dự án, chính sách lớn của Trung ương để có kế hoạch triển khai cụ thể trong tỉnh. Các chính sách tạo việc làm đều đã được tổ chức xây dựng đề án,
chương trình hoặc kế hoạch chi tiết và được ban hành theo đúng quy định.
2.3.1.2. Công tác phổ biến và tuyên truyền chính sách.
Từ sự chỉ đạo của các Đảng và chính quyền, các đơn vị chuyên môn và các địa phương đã có sự tham gia tích cực. Trước hết là công tác phổ biến tuyên truyền, triển khai chính sách đã được tổ chức đồng bộ và và khá hiệu quả thông qua các Phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các Hội nghị triển khai do Sở Lao động-Thương binh và xã hội tổ chức triển khai, các Hội chợ việc làm gắn kết giữa nhu cầu và nguồn lực, các hội thảo, hội nghị, các cuộc thi về giải quyết việc làm, thanh niên lập nghiệp, tạo phong trào và tổng kết phong trào tạo việc lamg đã được triển khai .
2.3.1.3. Việc Huy động nguồn lực, phân công, phân nhiệm, cơ chế phối kết hợp trong quá trình thực hiện.
Quá trình thực hiện các chính tạo việc làm cụ thể trên địa bàn đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức có liên quan, trong đó có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.
Chính sách tạo việc làm và hỗ trợ cho người lao động làm trong giai đoạn 2011 - 2015 nhìn chung đã được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp trong hoạt động của chính quyền các cấp, các địa phương và các ngành. Các chỉ tiêu giải quyết việc làm hằng năm đều được Uỷ ban nhân dân các cấp rà soát, xác
định với các địa chỉ cụ thể. Thực hiện Đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 30/9/2011 của Ủy bản nhân dân tỉnh giai đoạn 2011 – 2015; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định chỉ tiêu giải quyết việc làm mới hằng năm là 15.000 lao động; Nghị quyết số 04/2012/NQ – HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2020. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch tạo việc làm gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để triển khai thực hiện. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã thực hiện giải quyết việc làm mới bình quân năm đạt trên 24.000 lao động, trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 51%, công nghiệp xây dựng chiếm 27,2%, Dịch vụ chiếm 21,8%. Trong giai đoạn này Đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh tập trung triển khai thực hiện 05 hoạt động trọng điểm, đó là:
- Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm;
- Dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động;
- Dự án nâng cao năng lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và dạy nghề;
- Dự án Dạy nghề cho lao động nông thôn
Bên cạnh sự phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị thực hiện đã có sự phối hợp giữa các chính sách, giữa các đề án đề tạo đà thuận lợi cho sự phát triển chung.
2.3.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ tổng kết.
Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ được tổ chức thường xuyên theo quy định, bám sát các quy định của pháp luật, kịp thời rút kinh nghiệm khi thực hiện các chính sách cụ thể, qua đó góp phần nâng cao
năng lực cán bộ. Việc thực thi chính sách tạo việc làm diễn ra trong toàn tỉnh trong đó có nhiều địa bàn vùng núi, khó khăn về nhiều mặt, với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy công tác kiểm tra chung và kiểm tra chuyên đề đã được tiến hành thường xuyên và cơ bản đã kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều kiện cho phép.
2.3.2. Tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm trên một số lĩnh vực cụ thể:
2.3.2.1.Thực hiện chính sách tạo việc làm trong các ngành kinh tế
Giai đoạn 2011 - 2015 đã đào tạo nghề cho 176.442 người (trong đó 26.815 người lao động nông thôn), giải quyết việc làm mới cho 121.852 lao động, bình quân đạt trên 24.300 lao động/năm so với kế hoạch giai đoạn là 75.000 lao động, đạt 162,47% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIII đã đề ra.
Trong 5 năm, toàn tỉnh đào tạo được 176.442 người, trong đó trình độ cao đẳng nghề: 5.961 sinh viên, trung cấp nghề: 21.299 học sinh, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 149.182 học viên.
Trong số 149.182 học viên được đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên có 26.815 người lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước, đạt 67,04% so với mục tiêu của Nghị quyết (Năm 2011: 5.375 người, năm 2012: 4.084 người, năm 2013: 4.711 người, năm 2014: 6.424 người và năm 2015: 6.221 người).
Bảng 2.3. Biểu đồ thể hiện số người lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách Nhà nước qua các năm
Trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp (do Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện): 5.781 người, kinh phí 9.654,07 triệu đồng; đào tạo nghề phi nông nghiệp (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện): 10.355 người, kinh phí 20.638,1 triệu đồng; đào tạo nghề phi nông nghiệp (do UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện): 3.889 người, kinh phí 7.566,4 triệu đồng; đào tạo nghề cho LĐNT thông qua các chương trình khác (Trung ương Hội LHPN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân, Trung tâm khuyến công,… thực hiện trên địa bàn): 6.790 người.
Trong công nghiệp - xây dựng: Giai đoạn 2011-2015 Trung tâm DVVL Thái Nguyên và doanh nghiệp có chức năng dịch vụ việc làm đã thực hiện:
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp lớn, tuyển dụng nhiều lao động (Công ty TNHH Samsung Electronics, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty TNHH Glonics...);
- Tổ chức 186 phiên giao dịch việc làm, tần suất tổ chức trung bình đạt 31 lần/năm, thu hút 1.458 lượt doanh nghiệp tham gia, 16.700 lượt người đăng ký dự tuyển, số lao động được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm là 8.400 người (Số doanh nghiệp tham gia bình quân/phiên: 08 doanh nghiệp; Số lao động tham gia bình quân/phiên: 370 lao động).
- Tư vấn, giới thiệu về việc làm cho 68.820 lượt người;
- Số lao động đến các đơn vị có chức năng hoạt động dịch vụ việc làm đăng ký tìm việc làm gần 22645 người; Tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm là 68%; Tổng số lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký tuyển lao động là 1.556 đơn vị, trong đó đề nghị cung ứng/tuyển là 132.565 vị trí việc làm; Số lao động trúng sơ tuyển là 18.598 người, chiếm tỷ lệ 82,1% tổng số người đăng ký tìm việc và đáp ứng 14,02% nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm của doanh nghiệp.
Các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng cường quản lý nhà nước, kích cầu lao động, chất lượng cung nhân lực nâng lên, người lao động được cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm góp phần làm thị trường lao động của tỉnh có bước chuyển biến tích cực.
2.3.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm từ sự hỗ trợ của quỹ quốc gia về việc làm
Trong hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm hằng năm; trong đó có chỉ tiêu số lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
Với nguồn vốn bổ sung và thu hồi hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp cùng với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt
giao chỉ tiêu vốn vay giải quyết việc làm cho các huyện, thị xã, thành phố. Triển khai, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng quy định và mục tiêu của Chương trình; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút và tạo việc làm cho người lao động.
Tính đến 31/12/2015, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Chương trình cho vay giải quyết việc làm là trên 90 tỷ đồng.
Doanh số cho vay từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh cấp cho Quỹ quốc gia việc làm là 145,616 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương: 122,080 tỷ đồng; Ngân sách địa phương: 23,536 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 - 2015, hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho 7.452 lao động.
Hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần hỗ trợ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh, có tác động tích cực giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn có thu nhập, mở ra những mô hình phát triển kinh tế tại địa phương, tạo việc làm ổn định cho một bộ phận người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm. Hiệu quả từ thực tế thực hiện chương trình đã được khẳng định, rất nhiều dự án nổi bật, trở thành mô hình phát triển kinh tế và giải quyết việc làm tiêu biểu tại địa phương.
Công tác thu hồi nợ được quan tâm và chú trọng thực hiện tương đối hiệu quả. Một số dự án nợ quá hạn, đôn đốc nhiều lần không thu được nợ, ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập các tổ kiểm tra trực tiếp các dự án để đôn đốc trả nợ, đến nay chỉ còn rất ít dự án nợ xấu do thiên tai. Tỷ lệ nợ quá hạn từ 0,92% năm 2011 xuống chỉ còn khoảng 0,12% vào năm 2015.
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động
Công tác triển khai thu thập, bổ sung thông tin thị trường lao động được thực hiện hằng năm theo Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội "Hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động". UBND tỉnh có quyết định số 2288/QĐ - UBND ngày 12/9/2011 về việc phê duyệt kế hoạch thu thập thông tin cung, cầu lao động cho cả giai đoạn, giao cho Sở Lao động – Thương binh và xã hội hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, hướng dẫn nghiệp vụ, cập nhật, xử lý, kiểm tra giám sát và báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định
Hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động được thực hiện thông qua : - Tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các chợ phiên, sàn giao dịch việc làm. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã thực hiện mở các phiên giao dịch việc làm, tiếp đến là xây dựng và hoàn thành hệ thống sàn giao dịch việc làm tại thành phố Thái Nguyên và nghiên cứu đầu tư sàn giao dịch tại TX. Phổ Yên, tần suất số phiên giao dịch định kỳ tại sàn TP Thái Nguyên đã được nâng từ 01 phiên/tháng lên 04 phiên/tháng.
Giai đoạn 2011-2015 Trung tâm DVVL Thái Nguyên và doanh nghiệp có chức năng dịch vụ việc làm đã thực hiện:
Tổ chức 186 phiên giao dịch việc làm, tần suất tổ chức trung bình đạt 31 lần/năm, thu hút 1.458 lượt doanh nghiệp tham gia, 16.700 lượt người đăng ký dự tuyển, số lao động được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm là 8.400 người (Số doanh nghiệp tham gia bình quân/phiên: 08 doanh nghiệp; Số lao động tham gia bình quân/phiên: 370 lao động).
Tư vấn, giới thiệu về việc làm cho 68.820 lượt người;
Số lao động đến các đơn vị có chức năng hoạt động dịch vụ việc làm đăng ký tìm việc làm gần 22645 người; Tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ
thống Trung tâm dịch vụ việc làm là 68%; Tổng số lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký tuyển lao động là 1.556 đơn vị, trong đó đề nghị cung ứng/tuyển là 132.565 vị trí việc làm; Số lao động trúng sơ tuyển là 18.598 người, chiếm tỷ lệ 82,1% tổng số người đăng ký tìm việc và đáp ứng 14,02% nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm của doanh nghiệp.
Kết quả trên cho thấy việc thu hút nguồn cung lao động trong việc kết nối cung - cầu trên thị trường lao động còn chiếm tỷ lệ thấp so với quy mô và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng cung ứng lao động phổ thông.
- Về công tác thông tin thị trường lao động
Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh Xã hội là cơ quan chủ trì thực hiện, hướng dẫn các địa phương triển khai việc điều tra, thu thập thông tin cung - cầu lao động; đồng thời kiểm tra, giám sát công tác điều tra, cập nhật, lưu trữ và quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu thị trường lao động theo chỉ đạo của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Giai đoạn 2011 - 2015, công tác thông tin thị trường lao động đã thực hiện: - Về thông tin cung lao động: tỉnh đã tổ chức điều tra thu thập thông tin cung lao động của trên 1.482.903 triệu lượt hộ dân với 309.615 biến động. Trong đó, thu thập thông tin cung lao động năm 2011 của 273.993 hộ dân, có biến động tại 45.730 hộ; năm 2012 thu thập 286.934 hộ, biến động tại 54.611 hộ; năm 2013 thu thập 297.492 hộ, trong đó biến động 59.625 hộ; năm 2014 thu thập tin của 307.342 hộ, biến động 69.152 hộ; năm 2015 thu thập thông tin của 317.142 hộ với 80.497 biến động.
- Về thông tin cầu lao động, từ năm 2011 đến 2015, tỉnh đã tổ chức điều tra thu thập thông tin cầu lao động của 7.740 lượt doanh nghiệp. Trong đó năm 2012 rà soát thông tin của 1.669 doanh nghiệp, năm 2013 đã điều tra 1.904 doanh nghiệp, năm 2014 là 2.129 doanh nghiệp, 2015 là 2.038 doanh nghiệp.
Các hoạt động trên bước đầu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về cung cầu lao động cập nhật chung vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo chỉ đạo của Bộ