Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ qthực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 75)

2.4.1. Tồn tại

Giai đoạn 2011 - 2015, công tác tạo việc làm với các hoạt động trọng tâm trên tuy đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn những tồn tại:

Thứ nhất, Tỉnh chưa thành lập được quỹ giải quyết việc làm của tỉnh,

mặc dù giai đoạn này cả tỉnh đã bổ sung được 23,536 tỷ đồng do vậy không có cơ chế quản lý điều hành đối với nguồn này.

Hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tuy đã góp phần tích cực hỗ trợ giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động song quá trình thực hiện còn một số tồn tại như: xu hướng cho đối tượng hộ gia đình vay ngày càng chiếm tỷ trọng cao (trên 75%), ảnh hưởng đến chỉ tiêu tạo việc làm mới, thúc đẩy chuyển dịch lao động hạn chế; việc ưu tiên đối tượng chính sách chưa được quan tâm thực hiện. Nguyên nhân cơ bản của những vấn đề trên là do suất đầu tư/lao động (mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/lao động) còn thấp, đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm đã không còn phù hợp với nhu cầu và thực tế sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nguồn vốn chỉ đáp ứng khoảng 25 - 30% nhu cầu vay của nhân dân, chưa thu hút được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong các ngành thu hút nhiều lao động (công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ) tham gia vay vốn, tạo nhiều việc làm ổn định. Nguồn vốn hạn chế nên ảnh hưởng của chương trình nói chung chưa lớn, chưa hỗ trợ tạo mô hình giải quyết việc làm điển hình.

Thứ hai, hoạt động hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

đã được thúc đẩy song số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu của nhân dân (giai đoạn từ năm 2011 - 2015 ước toàn tỉnh có ... lao động xuất khẩu). Nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng chung của suy giảm kinh tế và bất ổn chính trị ở một số thị trường lao động nước ngoài giai đoạn 2008 - 2012 dẫn đến việc làm của người lao động không được đảm bảo, thị trường của các doanh nghiệp thu hẹp, tác động đến tâm lý người tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác, việc dễ dàng tìm các công việc thời vụ khác tại địa phương tạo ra tâm lý bằng lòng, người lao động chưa quan tâm đi đến thị trường lao động ngoài nước dẫn đến nhận thức của người lao động về xuất khẩu lao động chưa đầy đủ nên khó khăn trong nguồn

cung lại càng lớn. Các thị trường tuyển lao động có môi trường làm việc khắc nghiệt, mức lương lại tương đối thấp so với kỳ vọng như Malaysia, Qatar, khu vực Trung Đông không hấp dẫn người lao động; các thị trường có thu nhập cao nhưng chi phí lớn, tuyển chọn lao động khắt khe (như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài loan...) nhiều người lao động không đủ tiêu chuẩn, khả năng tài chính tham gia; Một số lao động gặp rủi ro phải về nước trước hạn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của những lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài). Do đó, số lao động được tạo việc làm từ xuất khẩu lao động hằng năm chưa đóng góp nhiều vào kết quả tạo việc làm, các chính sách hỗ trợ cũng chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia.

Thứ ba, thông tin về cung - cầu lao động chưa được cung cấp kịp thời tới

các nhà tuyển dụng, người lao động, cơ sở đào tạo, đặc biệt những nhà hoạch định chính sách, thực tế kết nối các bên trên thị trường lao động và tình trạng khó gặp nhau giữa cung - cầu nhân lực vẫn là một thách thức. Đặc biệt là việc thu hút cung lao động tham gia sàn giao dịch việc làm và công tác phối hợp giữa các bên (đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm, nhà tuyển dụng, các cơ sở đào tạo và các địa phương) trên thị trường lao động chưa thật nhịp nhàng và gắn kết. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin thị trường lao động với cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động về việc làm chính thức, phục vụ công tác quản lý, dự báo về lao động việc làm chưa hoàn thiện và đồng bộ, đòi hỏi nhiều nỗ lực, giải pháp của các cấp, ngành nhằm thúc đẩy, hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.

2.4.2. Nguyên nhân của các tồn tại

2.4.2.1 Về Tài chính.

UBND tỉnh và các ngành liên quan chưa chú trọng cân đối để thành lập Quỹ giải quyết việc làm trong tỉnh và do vậy cũng chưa có cơ chế Vận

hành quỹ để huy động cũng như sử dụng quỹ trong việc tạo việc làm trong tỉnh. Do kết quả phát triển của nềm kinh tế còn hạn chế nên nguồn vốn dành cho tạo việc làm chỉ đáp ứng khoảng 25 - 30% nhu cầu vay của nhân dân, chưa thu hút được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong các ngành thu hút nhiều lao động. Nguồn vốn hạn chế nên ảnh hưởng của chương trình nói chung chưa lớn, chưa hỗ trợ tạo mô hình giải quyết việc làm điển hình.

2.4.2.2.Về xuất khẩu lao động.

Trong những trước, công tác tuyên truyền và tổ chức đi xuất khẩu Lao động có những bước thăng trầm do chưa có sự quan tâm thích đáng thường xuyên, liên tục của các ngành và địa phương. Chưa có nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù như một số tỉnh khác(Đề án 1000 lao động học tiếng Nhật trong 2014- 2016 của tỉnh Hà Nam, chương trình hỗ trợ cho lao động bị thu hồi đất đi xuất khẩu như tỉnh Vĩnh Phúc...) Việc tạo nguồn lao động xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng do yếu cả khâu tổ chức và công tác tuyên truyền, vận động. Một số nơi có sự len lỏi của các hiện tượng tiêu cực trong xuất khẩu lao động, chưa tạo niềm tin tuyệt đối cho các đối tượng tham gia.

2.4.2.3. Kế hoạch, cung – cầu lao động

Bài toán kế hoạch, cung – cầu lao động còn chưa được quan tâm và giải quyết thỏa đáng. Chế độ thống kê, theo dõi biến động và dự báo, hẹ thống thông tin chưa hiệu quả. Tình hình này sẽ còn trầm trọng hơn nếu không được sớm củng cố do những nhân tố biến động mới như tình trạng lao động, đặc biệt Lao động nữ trở về từ các khu công nghiệp(đặc biệt là khu Công nghệ cao) khi còn tuổi lao mà không đáp ứng được cường độ lao động ở những nơi này.

Tiểu kết Chương II.

Chương này đã đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên theo các các nội dung cơ bản của chu trình thực hiện chính sách và được đánh giá trên 05 nội dung cơ bản là: chính sách tạo việc làm trong các ngành kinh tế, chính sách tạo việc làm thông qua quỹ hỗ trợ việc làm quốc gia, chính sách hỗ trợ thị trường lao động, chính sách dạy nghề và chính sách xuất khẩu lao động. Đã đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm nêu kết quả và tồn tại, chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại . Đây là cơ sở thực tiễn cho đề xuất giải pháp trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ qthực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 75)