cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Đánh giá công chức là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ, là
công việc xem xét thực trạng trình độ dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê lƣợng
công chức không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Để công tác này
đạt hiệu quả cao đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận, cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, công tác đánh giá phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho xong, làm cho đủ
Thứ hai, để công tác đánh giá có hiệu quả thì việc rà soát luôn phải gắn với tiêu chuẩn chức danh vì có gắn với tiêu chuẩn chức danh mới có một cơ
sở đúng đắn để đánh giá công chức. Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ cả
về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian. Những sai sót, khuyết điểm cần đƣợc quan tâm từ đó có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lƣợng công
chức. Đánh giá mức độ uy tín của từng cá nhân công chức đối với tập thể cơ
quan. Đây là nội dung đánh giá phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của mỗi
cá nhân công chức. Mức độ uy tín hay không uy tín đƣợc tập thể khẳng định
nhìn nhận. Đánh giá xem công chức đó có phù hợp với vị trí công tác, yêu cầu nghề nghiệp hay không. Ở đây phải xem xét xem kết quả đạt đƣợc trong quá trình công chức thực hiện nhiệm vụ của mình, đánh giá sự phấn đấu về
chuyên môn qua thái độ học hỏi và các bằng cấp có đƣợc. Những ƣu điểm thiếu sót cần đƣợc làm rõ trong quá trình đánh giá này, đánh giá tinh thần hòa nhập, trách nhiệm với tập thể, xem ở vị trí công tác đó ngƣời công chức có
phù hợp không, từ đó có những phƣơng hƣớng cụ thể phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp. Việc đánh giá nên đƣợc thực hiện thông qua các cuộc họp, việc
đánh giá phải công khai, minh bạch, công bằng. Thủ trƣởng đơn vị có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng công chức.
Thứ ba, để công tác này đạt kết quả cao nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp cơ sở với cơ quan quản lý cán bộ.
Thứ tư, cần có các mức độ đánh giá đi liền với các hình thức xử lý, khen thƣởng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận.
Trong các mức độ để đánh giá này thì trình độ, kết quả và chất lƣợng thực thi công vụ là những tiêu chí quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, việc tăng cƣờng công tác thanh tra công vụ với công chức cũng rất quan trọng và cần thiết. Công việc này vừa góp phần nâng cao trách nhiệm của công chức, mặt khác giúp phát hiện những hạn chế, yếu kém
của công chức để kịp thời điều chỉnh, xử lý. Việc thanh tra công vụ cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kết hợp thanh tra định kỳ hàng tháng, quý, năm với thanh tra đột xuất; nội dung của hoạt động thanh tra là tất cả hoạt động công vụ của công chức.
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện ra vi phạm, cần phải xử lý
nghiêm một cách nhanh và hiệu quả nhất, ngăn ngừa kịp thời các vi phạm có thể phát sinh.
Tiểu kết Chƣơng 3
Việc nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm cần đƣợc thực hiện trên những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, của thành ủy, quận ủy về mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập,
CNH- HĐH của thành phố Hà Nội và quận Nam Từ Liêm đến năm 2020. Căn cứ vào các thực trạng của UBND quận, luận văn bƣớc đầu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận đáp ứng yêu cầu công việc. Các giải pháp đƣợc xác định là:
- Phân tích công việc và xác định cơ cấu, chức danh công chức;
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng, quy
hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận;
-Đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm
của công chức các cơ quan chuyên môn;
- Thực hiện hiệu quả công tác bố trí, sử dụng công chức; thu hút và nâng
cao hiệu quả sử dụng nhân tài, đảm bảo cơ cấu hợp lý trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận
- Tăng cƣờng công tác đánh giá, thanh tra công vụ của công chức các cơ
quan chuyên môn;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tạo động lực làm việc cho
công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận
- Phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần tự giác của mỗi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận trong việc tự tu dƣỡng, tự rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ
KẾT LUẬN
Là một trong hai quận non trẻ nhất của thủ đô Hà Nội, Nam Từ Liêm đang dần khẳng định vị thế của mình. Chỉ trong hơn ba năm đƣa vào hoạt động, Quận Nam Từ Liêm đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng với những thành tựu trong phát triển kinh tế, đô thị, về cải cách hành chính.
Công chức của quận nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm nói riêng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nƣớc của quận. Thời gian qua, đội ngũ này đã dần đƣợc hoàn thiện và đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của quận.
Tuy nhiên, đứng trƣớc những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc với những thử
thách mới, yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, thực trạng công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm còn bộc lộ một số tồn tại, bất
cập về cơ cấu, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và về năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ…
Vấn đề nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhƣ: chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của quận và đặc biệt là sự chủ động, nỗ lực phấn đấu
vƣơn lên của mỗi ngƣời công chức.
Trong thời gian tới, UBND quận cần phải chú trọng hơn tới việc nâng
cao chất lƣợng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn của mình để góp
phần kiện toàn bộ máy và nâng cao hiệu quả của hoạt độngcông vụ, đƣa quận
quyết Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ quận đã đề ra: “Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động mọi nguồn lực để xây dựng quận Nam Từ Liêm cơ bản trở thành đô thị trung tâm mới của Thủ đô; sớm trở thành đô thi đáng sống của Hà Nội”
Qua nghiên cứu lý luận, thống kê, phân tích số liệu thực trạng công
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm, luận văn đã
rút ra những ƣu điểm, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế đó; làm rõ các nguyên nhân và đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp
để nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian cũng nhƣ trình độ, năng lực, việc đầu
tƣ thời gian cho công tác nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội còn
hạn chế, các tài liệu sƣu tầm để nghiên cứu chƣa đƣợc nhiều, nội dung, số
lƣợng đối tƣợng khảo sát mới chỉ tập trung ở việc phân tích số liệu thống kê
thu thậpđƣợc và so sánh không phản ánh đƣợc một cách toàn diện, chính xác
thực trạng chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận.
Việc nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận là một vấn đề đòi hỏi thời gian và có những bƣớc đithích hợp.
Một số giải pháp đề xuất trong luận văn có thể còn có hạn chế, cần phải đƣợc tiếp tục đƣợc đánh giá, nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện để có tính khả
thi cao góp phần nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu nhiệm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (1998), Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ về
Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, ngày 17/11/1998.
2. Chính phủ (2008), Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tiếp
nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Hà Nội.
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về kiểm
soát thủ tục hành chính, Hà Nội.
4. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020, ngày
08/11/2011.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ngày 05/05/2014.
7. Trịnh Thị Dung (2008), Chất lượng công chức của Ủy ban nhân dân cấp
Huyện của thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật, ngành Quản lý
công, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2015), Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ XVI
Đảng bộ Hà Nội,Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI,Nxb Sự thật, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Học viện hành chính quốc gia (2004), Tổ chức nhân sự hành chính nhà
nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18.Học viện Hành chính quốc gia (2005), Công vụ, công chức, Tài liệu đào
tạo tiền công vụ, tập 4.
19.Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành
chính nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
20.Hội đồng Bộ trƣởng (1991), Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 về
Công chức.
21. Chu Xuân Khánh (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên
ngành Hành chính học, Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí
Minh.
23.Nguyễn Văn Mạnh (1999), Thực trạng và giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (số 4).
24. Hoàng Phê (Chủ biên),Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2000.
25.Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng (đồng chủ biên) (2005), Cơ sở
lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
26.Quận ủy Nam Từ Liêm (2015), Văn kiện Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ
Quận Nam Từ Liêm nhiệm kỳ 2015-2020, Nam Từ Liêm, Hà Nôi.
27.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán bộ,
công chức, ngày 23/11/2008.
28.Quốc hội (2015), Luật số: 77/2015/QH13, Luật tổ chức chính quyền
địa phương, ngày 19 tháng 06 năm 2015
29.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 (Khóa XI, kỳ
hợp thứ 4).
30.Thủ tƣớng Chính phủ (2001) Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, ngày 17/9/2001.
31.Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.
32.Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, Hà Nội.
33.Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.
34.Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện “một cửa”, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính ở địa phương, Hà Nội.
35.Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
36.Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/2012/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, Hà Nội.
37.Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 07/2013/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
38.Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Quyết định 1510/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, ngày 20/3/2014.
40.Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41.Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo
số lượng, chất lượngcông chức cấp quận tính đến ngày 01/4/ 2014.
42.Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo
43.Ủy ban nhân dân Quận Nam Từ Liêm (2015), Thông báo số 10/TB-UBND về Tuyển dụng công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ