Đánh giá các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của pham thị thuận, xã khe mo, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

3.3.1.1. Lao động

Lao động là nguồn lực cơ sở của các hộ/trang trại. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến tay nghề lao động, trình độ lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học…

Bảng3.1: Đánh giá nguồn lao động hiện tại của trang trại

TT Họ và tên Độ tuổi Học vấn Trình độ chuyên môn Số năm kinh nghiệm

1 Pham Thị Thuận 48 12/12 Kinh nghiệm lâu năm 5 2 Phạm Thành Thức 35 12/12 Chủđầu tư 5 3 TạĐình Nhận 52 12/12 Chưa qua đào tạo 5 4 Lường Văn Nhưởng 21 12/12 Đang học nghề 4 tháng 5 Sung Văn Va 22 12/12 Đang học nghề 4 tháng

- Hiện trạng lao động của trang trại:

+ Bà Pham Thị Thuận là người định hướng các hướng đi của trang trại, bà nắm vững được tất cả các kỹ thuật chăn nuôi gà, phân công công việc và là người giám sát tổng thể các hoạt động, giải quyết các vấn đề phát sinh của trang trại. Bà là người có kinh nghiệm, có kỹ thuật chăn nuôi nhiều loại gà và là lao động trực tiếp, thường xuyên vào các công đoạn của trang trại. Ngoài công việc chăn nuôi ra, bà Thuận cũng thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về quản lý, về kỹ thuật có liên quan đến phát triển trang trại

+ Anh Phạm Thành Thức là chủ đầu tư ,quản lý, giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

+ Ông Tạ Đình Nhận là chồng của bà Thuận, ông cũng tham gia vào quá trình chăn nuôi của trang trại. Tuy nhiên, Ông Nhận còn có Trang trại chăn nuôi vật nuôi khác nên trong quá trình chăn nuôi ông không tham gia được đồng đều trong các công đoạn. Đây cung là một sự khó khan về lao động đối với bà Thuận.

+ Trong quá trình chăn nuôi của của trang trại lực lượng lao động chính chủ yếu là bà Thuận. Do vậy, hằng năm trang trại thường thuê thêm một đến hai lao động bên ngoài, tùy theo quy mô trang trại trong từng thời kỳ. Các nhân công thuê ngoài được hướng dẫn, chỉ dạy cụ thể các công việc hàng ngày khi tham gia hoạt động.

- Nhu cầu lao động của trang trại:

Hiện nay, quy mô diện tích của trang trại rất rộng bao gồm ba trại phân chia theo ba loại cám chăn khác nhau. Tổng diện tích 3 trại là 3000 m2. Do đó, trang trại đang cần từ hai đến ba người lao động trên một lứa gà.

- Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại:

+ Sinh viên thực tập của trường ĐHNL Thái Nguyên. + Bộ đội đang đóng quân tại địa phương.

3.3.1.2. Đất đai

- Vị trí đất đai của hộ/trang trại:

+ Thuộc xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyêntiếp giáp với trục đường giao thông Đồng Hỷ - xã Văn Hán. Trong xóm có chợ Khe Mo rất thuận lợi cho việc trao đổi mua bán hàng hóa.

+ Xã Khe Mo dân cư phân bố thưa nên rất thoáng đãng thuận lợi cho việc xây dựngvà phát triển các trang trại chăn nuôi.

- Địa hình, thổ nhưỡng:

Trang trại có địa hình thấp và khá bằng phẳng, loại đất chính là đất sét. - Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của trang trại như bảng sau:

Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai củahộ/trang trại

TT Loại đất Diện tích (m2) Thực trạng sử dụng Tiềm năng/Định hướng 1 Đất thổcư 300 - 80m2 là diện tích nhà ở. - 150m2 là diện tích vườn. - 70m2 hiện chưa sử dụng. - 220m2 là diện tích xây dựng và mở rộng thêm vườn thả gà. - 80m2 Diện tích nhà sẽ phải trảlại cho chủ thuê đất năm

2022. 4 Đất nông nghiệp 3.000 Xây dựng chuồng trại, bãi thả gà. Thực hiện theo hợp đồng thuê đất năm 2022 sẽ trả lại đất cho chủ.

Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng đất trang trại chính Pham Thị Thuận.

Quỹ đất của trang trại được sử dụng triệt để và quy hoạch như sau: Toàn bộ đất của hộ đều được sử dụng để xây dựng đường đi lại- nhà trại để chăn nuôi và thả gà. Hộ có 3 trại , 2 trại dưới có khu vực thả gà rộng rãi , trại trên có nhà kho ngay sau thuận lợi cho việc vận chuyển cắm, thức ăn cho gà. Trang trại của hộ cách xa mặt đường giao thông, và các hộ gia đình khác nên muôi trường chăn nuôi rất sạch sẽ, thuận lợi và ít bị ảnh hưởng.

3.3.1.3. Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD

- Thực trạng về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại + Thực trạng về vốn phục vụ SXKD: Hiện tại, trang trại có đủ khả năng về vốn để duy trì sản xuất và mở rộng quy mô khi cần. Qua đó, ta thấy được sự thành công trong đầu tư và tiết kiệm của trang trại trong 2năm qua.

+ Thực trạng về các trang thiết bị phục vụ SXKD: Tại nhà trại 1 có 216 máng ăn treo, 8 hàng máng núm uống nước tự động dài 200m , 4 quạt công nghiệp, 4 kim tiêm tự động, 80 gallon, 80 khay đựng thức ăn, 1 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ. Tại nhà trại 2 và 3 có 288 máng ăn treo, 96 máng uống nước tự động, 1 máy bơm nước, 80 gallon,80 khay đựng thức ăn và hệ thống điện đảm bảo SXKD.

- Nhu cầu về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại : Vốn và trang thiết bị của trang trại hiện đang đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Hiện tại, trang trại có khoảng 3 quạt công nghiệp và 40 máng nước tự động ph, 40 máng ăn, 1 máy bơm, một máy nổ cung cấp điện để dự phòng những trường hợp rủi ro.

Bảng 3.3: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của hộ/trang trại

Hiện tại Tiềm năng Trở ngại

Ngun lực con người

-Gia đình có 2 thành viên

đều trong độ tuổi lao động.

- Có 1 lao động tiềm năng -Lao động trong gia đình có am hiểu kỹ thuật cơ bản - Lao động chủ yếu là một thành

viên trong gia đình.

- Các thành viên bất đồng quan

điểm.

- Một người không tham gia được

thường xuyên hoạt động chăn

nuôi vì có trang trại riêng khác. - Có một lao động hiện tại

không tham gia vào hoạt động sản xuất mà chỉ tham gia vào

đầu tư tài chính.

- Phải thuê lao động bên ngoài,

thiếu kỹnăng nên phải đào tạo

từđầu.

V vt cht, trang thiết b cho SXKD

Có 3 nhà trại, trại 2 và 3 quy mô nuôi bằng trại 1

đó là 9.000 con gà thịt. - Riêng trại 1, có 216 máng ăn và có 8 hàng máng núm uống nươc tự - Phục vụ tốt trong quá trình

chăn nuôi chăm

sóc 1 lứa 18.000 con gà thịt

- Trải qua thời gian sử dụng các trang thiết bị bị hao mòn một

số máng ăn, máng uống tự

động bị hỏng chưa được thay thế.

Hiện tại Tiềm năng Trở ngại

động, 1 máy bơm nước 80

gallon, 80 khai đựng thức ăn. - Nhà trại 2 và 3 có tổng số 380 máng ăn treo, 120 máng uống nước tự động, 80 gallon, 80 khai đựng thức ăn, dùng chung 1

máy bơm nước.

- Cả 3 trại đều dung chung

4 đèn sưởi. V tài chính Chăn nuôi sản xuất gà thịt là nguồn thu nhập chính của trang trại. Có thêm thu nhập khi nuôi trúng vụ

Giá thịt gà và chi phí đầu vào biến

động, nguy cơ dịch bệnh có thể

bùng phát làm giảm thu nhập.

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của pham thị thuận, xã khe mo, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)