3.6.1.1. Giải pháp về chính sách cho phát triển trang trại
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại có thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu trong sản xuất chăn nuôi
+ Thực đẩy mạnh các công tác khuyến nông như xây dựng các mô hình trình diễn giúp người dân nhìn thấy hiệu quả và học tập theo.
vụ của mình tích cực tiếp cận với người chăn nuôi tận tình giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, từ đó giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất.
-Đối với vốn kinh doanh: Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình bằng cách lập kế hoạch sản xuất tính toán kỹ lưỡng việc mình sắp đầu tư nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn mình có.
3.6.1.2. Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ và quản
lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ mới,... đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cũng phải được huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật và có tay nghề vững vàng.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền các loại dịch bệnh và cách phòng tránh, tổ chức các buổi đi thăm quan các trang trại gà thành công trong và ngoài tỉnh giúp người dân có thêm kiến thức và học hỏi được những kinh nghiệm và phương pháp chăn nuôi từ các trang trại thành công.
3.6.1.3. Giải pháp về thị trường
+ Chính quyền địa phương cần phải làm cầu nối, xúc tiến tìm kiếm các thị trường cho sản phẩm người chăn nuôi với các doanh nghiệp chế biến, giúp người chăn nuôi ký kết được các hợp đồng cung ứng một cách kịp thời với
giá cả thỏa đáng tránh được tình trạng thương lái ép giá và tăng tính cạnh tranh của trang trại.
+ Các trang trại chăn nuôi phải liên tục thu thập và phân tích thông tin thị trường, qua đó tổ chức sản xuất dựa vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của người tiêu dùng.
+ Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mé như hiện nay, mỗi trang trại phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt các dịch vụ mua bán, tích cực tìm cách hạ giá thành để cạnh tranh thành công.
+ Kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng, từng bước quảng bá để tạo lòng tin và độ tin cậy về chất lượng gà thịt nhằm xây dựng thương hiệu riêng về gà thịt an toàn của địa phương. Đây là một trong những giải pháp lớn, quan trọng và có ý nghĩa lâu dài giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thị trường ổn định.