Những giải pháp cụ thể cho trang trại chăn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của pham thị thuận, xã khe mo, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

- Luôn theo dõi sát sao đàn gà và thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, thực hiện theo quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh chủng ngừa đầy đủ vaccine cho gà.

- Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi đặc biệt là các công nghệ sinh học.

- Nguồn lao động có thể liên kết với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên với các sinh viên đã được qua đào tạo kỹ lưỡng đến kỳ đi thực tập việc này sẽ có lợi cho cả 3. Sinh viên sẽ học được rất nhiều kiến thức cả chuyên ngành lẫn không chuyên khi ra về sẽ có được một khoản lương nhất định, trang trại sẽ có được lao động có kinh nghiệm mất thời gian dạy việc ngắn hơn và nhà trường sẽ có thêm nơi để gửi sinh viên thực tập.

- Các chủ trang trại tại địa phương cần phải ngồi lại với nhau thống nhất quan điểm rồi cùng nhau liên kết lại thành lập một hợp tác xã nông nghiệp có con dấu riêng, cùng nhau lập một quỹ riêng và bầu ra người đứng đầu để tiện cho việc mua bán giúp đỡ nhau cùng phát triển và đặc biệt là tạo

ra được thương hiệu riêng của hợp tác xã. Khi đã liên kết được các trang trại lại với nhau việc giao dịch với các công ty thức ăn chăn nuôi hay thuốc thú y vv… sẽ vô cùng dễ dàng, người chăn nuôi sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ chiết khấu thương mại và có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn mở rộng quy mô sản xuất.

- Tại trang trại bà Pham Thị Thuận, chủ trang trại đã xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa các công ty, cơ sở cung ứng đầu vào và các thương lái thu mua sản phẩm đầu ra. Các công ty cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất, hỗ trợ người chăn nuôi trong khâu đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y… Các thương lái và khách hàng tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm cho trang trại, dự báo định hướng thị trường cho trang trại sản xuất.

Tuy nhiên, trang trại cần xây dựng tốt mối quan hệ với các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu, các Trường đại học, với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn để tranh thủ sự giúp đỡ trong những trường hợp bất lợi, khó khăn như:

+ Chính quyền và các cơ quan chuyên môn có những chính sách hỗ trợ cho SXKD, có nhiều thông tin, nghiên cứu và dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới. Nhiều cơ chế, chính sách có lợi cho phát triển trang trại, có lợi cho nông dân tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho trang trại chưa được các chủ trang trại quan tâm.

+ Nhà khoa học có vai trò nghiên cứu ra các con giống mới có khả năng kháng được các bệnh và có thể tạo ra các giống “độc và lạ” nhằm tạo thương hiệu riêng cho người chăn nuôi mỗi vùng, hay giúp đỡ người dân trong quá trình chăn nuôi khi gặp khó khăn. Giúp sản phẩm của người chăn nuôi nâng cao tính cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

PHẦN 4

KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua quá trình thực tập tại trang trại chăn nuôi gà thịt của bà Pham Thị Thuận, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, khóa luận rút ra một số kết luận chính như sau:

- Để có thể xây dựng và phát triển trang trại ngoài những nghị lực, quyết tâm, không ngại khó không ngại khổ, có ý chí vươn lên làm giàuthì chủ trang trại cũng phải có một lượng vốn khá là nhiều.

- Để có những kết quả tốt trong SXKD, người chủ và các lao động trong trang trại phải có kiến thức tốt, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, chủ trang trại cần phải biết xây dựng kế hoạch SXKD cụ thể, quản lý tài chính tốt và phải luôn bám sát nhu cầu thay đổi của thị trường để điều chỉnh kế hoạch SXKD phù hợp, đảm bảo có lãi.

-Trang trại chăn nuôi gà thịt theo đúng các quy trình kỹ thuật và đã áp dụng các khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất như máng treo, máng uống nước tự động, hệ thống làm mát và các biện pháp phòng bệnh. Tỷ lệ hao hụt đàn của trang trại thường xuyên nhỏ hơn 2%.

- Hiệu quả chăn nuôi của trang trại chăn nuôi gà thịt của bà Pham Thị Thuận tương đối cao, lợi nhuận bình quân trên một lứa trên khoảng 800 triệu đồng.

Bên cạnh những thành công của trang trại trong những năm qua, khóa luận cũng chỉ ra những hạn chế cần xem xét khắc phục tại trang trại như:

-Xây dựng trang trại chưa thực sự hợp lý, khu trại chính quá gần với các bãi chè việc phun thuốc chăm sóc chè gây ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình và trang trại..

-Tuy đã có những mối quan hệ với các công ty, các thương lái nhưng chưa thật gắn bó chặt chẽ, trang trại cần phải duy trì tốt các quan hệ hiện có, tạo dựng được các mối quan hệmới để SXKD thuận lợi, giảm rủi ro.

-Trang trại chưa xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể những năm tiếp theo sau khiphải trả lại đất cho chủ, chưa phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên gia đình, chồng của bà Thuận có trang trại riêng không thường xuyên tham gia các hoạt động của trang trại.

-Phần diện tích đất của trang trại dành cho chăn nuôi gà được sử dụng khá hợp lý để riêng một phần đất trông để làm bãi thả gà. Tuy nhiên, một số diện tích đất khác của trang trại nằm tại các khu khác nhau chưa được sử dụng tốt.

-Mối quan hệ, tương trợ giúp đỡ giữa các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn đã được xác lập, các chủ trang trại thường xuyên gặp gỡ để nắm bắt thông tin, trao đổi kiến thức kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, mức độ liên kết gắn bó với nhau giữa các trang trại chưa chính thống, thiếu tính bền chặt và chưa phát huy tốt hiệu quả trong mua sắm đầu vào và tiêu thụ đầu ra.

-Việc theo dõi và cập nhật các thông tin thị trường chưa thật khoa học, chưa thường xuyên trong bối cảnh thị trường đầu vào đầu ra trong chăn nuôi gà thịt luôn biến động mạnh. Hạn chế này không được khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ đưa ra các quyết định không chuẩn xác khi đầu tư mỗi lứa gà.

-Doanh thu kinh tế của trang trại tuy cao nhưng chi phí để chăn nuôi cũng khá là nhiều. Đây cũng là một trở ngại để chuẩn bị vốn tiếp tục chuẩn bị cho chăn nuôi lứa sau.

4.2. Khuyến nghị

4.1.1. Đối với trang trại

-Chủ trang trại cần nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hoạt động SXKD, đặc biệt là quản lý tài chính và lao động sao cho đạt hiệu quả hơn.

-Tiếp tục củng cố và phát triển thêm các mối quan hệ với các bên liên quan trên tinh thần hợp tác, chia sẻ và cùng có lợi. Các trang trại trên địa bàn cần liên kết với nhau thành một tổ chức HTX, tổ nhóm tương trợ để giúp đỡ nhau hiệu quả hơn, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

4.1.2. Đối với chính quyền địa phương

- Cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển, đặc biệt là chính sách tín dụng để cho các trang trại vay vốn lãi suất ưu đãi trong thời gian dài. Có các chính sách về đất đai hợp lý để cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất.

- Cung cấp thêm thông tin về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cần hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến để tăng giá trị hàng hóa.

- Quan tâm hơn nữa đến việc sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại trên địa bàn xã, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao hiệu quả công tác thú y hỗ trợ người dân trong chăn nuôi.

- Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và khoa học đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí.

- Xây dựng và tạo môi trường thuận lợi để các trang trại mở rộng giao lưu hợp tác, liên kết với các bên liên quan. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau, giúp đỡ xây dựng các HTX ngành nghề để phát huy hiệu quả hoạt động SXKD trang trại.

- Có các chính sách đền bù hợp lý khi thu hồi đất để các chủ trang trại có thể xây dựng và phát triển lại ổn định cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1.Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

2.Quyết định số 2190/QĐ-UBND quyết định về chủ trương đề xuất đầu tư dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên.

II. Tài liệu trích dẫn từ iternet

3.http://docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_2/gt_modu n_04_phong_va_tri_benh_cho_ga_911.pdf?rand=103209 4. http://giangvien.net/index.php?language=vi&nv=shops&op=print_pro&id=155 5.http://www.japfavietnam.com/tin-tuc/tin-tuc-nganh-chan-nuoi/429-thuc- trang-va-giai-phap-chan-nuoi-gia-cam-o-cac-tinh-mien-nui-phia-bac 6.http://kenhdaihoc.net/threads/dia-ly-nong-nghiep-cac-hinh-thuc-to-chuc- lanh-tho-nong-nghiep.5185/ 7.http://luanvan.co/luan-van/luan-van-tot-nghiep-phan-tich-hieu-qua-chan- nuoi-gia-cam-va-cac-yeu-to-anh-huong-den-thu-nhap-cua-ho-chan- nuoi-gia-cam-41148/ 8. http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-kinh-te-trang-trai-56621/ 9. http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=19555 10.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=34 44&print=true 11.http://text.123doc.org/document/642142-co-so-ly-luan-chung-ve-kinh-te- trang-trai.htm 12.http://thepangroup.vn/lien-ket-trong-san-xuat-xu-the-phat-trien-tat-yeu- cua-nong-nghiep-hien-dai-phan-vai-4-nha- vi10665.htm#.WEXCB7KLTIV 13.http://www.vacvina.org.vn/xem-tin-tuc/phat-trien-kinh-te-trang-trai.html 14.http://vafs.gov.vn/vn/2005/07/trang-trai-va-nhung-dac-trung-co-ban-cua-no/ 15.http://www.vacvina.org.vn/xem-tin-tuc/phat-trien-kinh-te-trang-trai.html

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của pham thị thuận, xã khe mo, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 52)