Học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của pham thị thuận, xã khe mo, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Sau khi kết thúc giai đoạn úm gà, trang trại giao cho 1 người chăm sóc từ 7.000 - 9.000 con gà cho đến khi xuất chuồng. Quá trình tham gia trải nghiệm thực tiễn tại trang trại, có thể tóm tắt quy trình kỹ thuật nuôi gà thịtđã học như sau:

3.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị thả gà

-Quét dọn rác chất thải dọn dẹp trang trại và bãi thả sạch sẽ.

-Rắc vôi xung quanh chuồng trại và bãi thả nhằm mục đích tiêu độc khử trùng.

-Sử dụng máy phun nước áp suất cao kết hợp với chất rửa và thuốc khử trùng, rửa toàn bộ trang trại.

-Rải vật liệu lót nền rồi phun đều chất khử trùng lên vật liệu lót.

-Chia nhỏ ô chuồng nuôi thành nhiều phần đồng thời quây bạt xung quanh trang trại và các ô đã chia để chuẩn bị thả gà.

3.3.2.2. Giai đoạn úm gà

-Chuẩn bịđầy đủ gallonnước uống và máng ăn cho gà con. -Cho gà con ăn 8 bữa/ngày mỗi bữa cách nhau 3 tiếng.

-Dùng các loại thuốc kháng sinh phòng các loại bệnh cơ bản cho gà từ những ngày đầu tiên.

+ Nhiệt độ gà con 1 tuần tuổi trên 300c, tuần thứ 2 khoảng 300c, từ tuần thứ 3 dưới 300c.

-Duy trì ổn định nhiệt độ 300c phù hợp với gà con trong 2 tuần đầu tiên. -Thắp sáng suốt đêm tùy theo giai đoạn úm gà 24h/ngày, gia đoạn sau úm gà thắp sáng từ 21-22h/ngày.

-Kiểm tra vật liệu lót nền thường xuyên không để ẩm mốc.

-Hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà, không để thức ăn thừa dính phân.

-Thực hiện cắt mỏ gà đồng thời thực hiện công tác phòng chống bệnh tật trong cả giai đoạn.

-Nới rộng quây úm dần.

3.3.2.3. Giai đoạn gà trên 4 tuần tuổi

-Bắt đầu thả gà ra ngoài sân bãi.

-Quan tâm theo dõi sát sao đến tình hình sức khỏe của đàn gà. - Thực hiện tốt công tác phòng và điều trị bệnh của gà.

3.3.2.4. Giai đoạn chuẩn bị xuất bán

-Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị bệnh. -Tập chung nâng cao chất lượng tạo mã đẹp.

3.3.2.5. Công tác phòng chống và điều trị bệnh cho gà

-Ngăn chặn không cho tiếp xúc với mầm bệnh. -Đảm bảo độ thông thoáng cho đàn gà.

-Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vaccine.

-Thực hiện điều trị bệnh đúng thuốc đúng lộ trình và đúng liều lượng. -Luôn thực hiện việc nâng cao sức đề kháng cho gà.

3.3.3. Kết quả tìm hiểu quá trình tổ chức, quản lý điều hành sản xuất của trang trại

- Chủ trang trại thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan đến chăn nuôi gà từ mạng Internet, từ các đối tác cung cấp đầu vào, các thương lái và từ các chủ trang trại khác. Từ các thông tin có được, chủ trang trại đưa ra quyết định cho mỗi đợt vào gà: Số lượng nuôi, chủng loại gà, loại thức ăn và các loại thuốc thú y nào phù hợp nhất.

- Để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ gà không bị gián đoạn trang trại đã xây dựng được mô hình quan hệ năm bên giữa chủ trang trại, Viện chăn nuôi, ngân hàng nông nghiệp, các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thương lái ở các tỉnh lân cận. Dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa bốn đối tác có tính chất pháp lý. Mối quan hệ đó là:

+ Quan hệ giữa Viện chăn nuôi và trang trại là quan hệ cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đồng thời chủ trang trại là người làm tiếp thị giống cho công ty và được nhận thù lao cho mỗi lần tiếp thị thành công. Từ đó trang trại đã chủ động được con giống trong chăn nuôi của mình.

+ Quan hệ giữa Ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo khế ước đã ký.

+ Quan hệ giữa trang trại và công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi. Công ty thức ăn chăn nuôi và trang trại ký kết hợp đồng đảm bảo các điều khoản về trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi các bên. Công ty đảm bảo cung cấp thức ăn đủ tiêu chuẩn thành phần dinh dưỡng, đủ số lượng cho cả lứa gà và vận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển thức ăn kịp thời khi trang trại gọi. Trang trại có nghĩa vụ thanh toán tiền cho công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi đầy đủ và được hưởng một phần chiết khấu khi xuất bán lứa gà xong.

+ Quan hệ giữa trang trại và thương lái, trang trại đảm bảo chất lượng gà thịt tốt nhất, mẫu mã ưa nhìn, cung cấp đủ số lượng, và giữ lời hứa khi thương lái đã đặt mua cả chuồng để giữ lòng tin giữa hai bên, đồng thời chủ trang trại giới thiệu một số trang trại có gà đủ ngày tuổi xuất bán. Thương lái đảm bảo tiêu thụ tất cả các lứa gà của trang trại và thanh toán tiền ngay khi mua gà với giá cả theo thị trường.

Với mối quan hệ giữa năm bên mà trang trại tạo dựng được, dựa vào lòng tin, uy tín của các bên nên trang trại đã gần như chủ động được các yếu tố sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.

*Mối quan hệ hợp tác, liên kết trong SXKD của trang trại:

Trang trại bà Thuận đã liên kết hợp tác cùng có lợi với một số trang trại khác như, hợp tác với trang trại nhà bà Khương Thị Duyên ở xã Cao Ngạn trên tinh thần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm cùng có lợi, bà Duyên là người đầu tư giống, thuốc thú y, và kĩ thuật còn bà Thuận là người xây dựng chuồng trại và quản lý trực tiếp trang trại.

Đặc biệt hiện nay trang trại gà Pham Thị Thuận đang tạo việc làm cho sinh viên của khoa KT&PTNT khi ra trường đó là mời những sinh viên đã từng thực tập trong trại của bà Thuận khi ra trường chưa có việc làm có thể quay lại làm việc.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của pham thị thuận, xã khe mo, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)