Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ tại công ty cổ phần trà hữu cơ cao bồ, xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

2.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới

Trong năm 2015, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con số 6.000.000 tấn để đạt mức 6.148.093 tấn. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản phẩm chè của các nước thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu Phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.

Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè trên thế giới ước tính khoảng 2,01 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản...sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.

Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè đen và chè xanh là: Thị trường Nga đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, thị trường Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn, và EU với tổng sốlượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.

Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng sốlượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn [13].

2.2.1.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích trồng chè dao động khoảng 126.000 – 133.000 ha và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Trong năm 2011 cả nước có diện tích trồng chè là 133.000 ha; sản lượng (thô) đạt 888.600 tấn; sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn; xuất khẩu là 132.600 tấn.

Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới, với kế hoạch sản xuất đạt 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến vào năm 2015.

Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có công suất 900.000 tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất

chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến.

Kết thúc năm 2012, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% vềlượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳnăm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia. Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với sản lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá, đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ,… [13].

Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một sốvùng chính sau đây:

Vùng chè Tây Bắc:

Vùng Tây Bắc chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La ( 1.900 ha) và Lai Châu ( 590 ha).

Giống chè chủ yếu là giống chè Shan ( Chiếm trên 80% diện tích) còn lại là chè Trung du ( khoảng 10 % diện tích) và các giống chè khác.

Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn:

Vùng này gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai. Chè được trồng tập trung dưới các hình thức công ty quốc doanh, hộ gia đình. Giống chè Trung Du (chiếm 91,6% diện tích chè Tuyên Quang, 65% diện tích ở công ty chè Trần Phú).

Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ:

Gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội.

Trong đó tỉnh Thái Nguyên có diện tích trồng chè gần 18.000 ha, đứng thứ 2 trong cả nước,năng suất chè búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn.

Vùng chè miền Trung:

Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh, Quảng Nam với tổng diện tích trên 5.000 ha.

Vùng chè Tây Nguyên:

Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc.

Riêng Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè khá lớn của nước ta, với khoảng 23.900 ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước; Sản lượng chè búp tươi đạt gần 172.000 tấn, sản lượng xuất khẩu gần 10.000 tấn. Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá xuất khẩu [4].

2.2.1.3. Tình hình ngành chè ở Hà Giang

Hiện tại, tỉnh Hà Giang có diện tích chè lớn thứ 3 cảnước, toàn tỉnh có hơn 20.000 ha chè chủ yếu 2 nhóm: Chè Shan tuyết chiếm trên 90% diện tích và chè trung du. Trong đó, hơn 16.000 ha chè đang cho thu hoạch tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, năng suất chè trung bình đạt 38,5 tạ/ha (năm 2014). Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có 4 CTCP, 7 Công ty TNHH, Xí nghiệp, 29 Hợp tác xã, xưởng chế biến và trên 400 cơ sở chế biến quy mô, hộgia đình [12].

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ tại công ty cổ phần trà hữu cơ cao bồ, xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)