3.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ
Cao Bồ
● Chức năng của công ty:
Công ty là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập dựa trên cơ sở luật doanh nghiệp của nhà nước và điều lệ của công ty. Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè búp khô (chè đen và chè xanh).
Chè của công ty sản xuất chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là các nước Châu Âu.
Mặt khác công ty không ngừng nghiên cứu, nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường và tìm cách thỏa mãn tốt nhu cầu đó. Chức năng này được thể hiện:
+ Thông qua hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận nâng cao lợi ích của công ty đồng thời là nguồn tài chính đảm bảo cho công ty tái sản xuất mở rộng, hoạt động có hiệu quả.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài.
● Nhiệm vụ của công ty:
Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ đã được khẳng định: + Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh.
+ Xây dựng phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
+ Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị trường.
+ Thực hiện chăm lo, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Từ đó đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương và của công ty.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định của Nhà nước.
+ Tuân thủ các qui định về vệ sinh an toàn trong lao động, phòng chống cháy nổ, trật tự an toàn xã hội.
+ Mở sổ sách kế toán, ghi chép sổsách theo qui định của pháp lệnh thống kê, kế toán. Chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế, tài chính.
+ Nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.
● Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ tổ chức bộ máy quản lý gồm có Hội đồng quản trị bên dưới là một một Giám đốc và hai Phó giám đốc. Các bộ phận của công ty hoạt động theo chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực công tác. Mối quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ phối hợp, cộng đồng trách nhiệm nhằm tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả cao, quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ ngang, có tính chất hữu cơ và liên quan chặt chẽ với nhau. Các cán bộ quản lý và nhân viên hành chính được hưởng lương theo ngày công, công nhân trực tiếp sản xuất thì hưởng lương theo thời gian. Ngoài ra công ty còn xây dựng được chính sách thưởng phạt, làm thêm giờ khá linh hoạt nhằm kích thích người lao động tăng năng xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hình 3.1: Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.
+ Giám đốc:
- Điều hành hoạt động SXKD của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành qui định của công ty.
- Thay mặt công ty ký kết hợp đồng và văn bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của công ty, đồng thời tổ chức mọi thành viên của công ty thực hiện văn bản đó.
- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin giúp công ty trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm.
- Tuyển dụng lao động và cho nghỉ việc những người làm công không đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh...
+ Phó giám đốc:
- Giúp việc cho giám đốc, ở CTCP Trà hữu cơ Cao Bồ có 2 Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụtrách trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Khi Giám đốc vắng mặt hay đi công tác ủy quyền cho Phó giám đốc điều hành công việc, trực tiếp ký các chứng từhóa đơn liên quan đến các lĩnh vực được Giám đốc phân công.
+ Phòng kế toán tài vụ:
Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán theo qui định của Nhà nước. Cụ thể là lập kế hoạch tài chính, dự trù ngân sách hàng năm cho từng dự án của công ty, tổ chức việc theo dõi kiểm soát việc chi tiêu, báo cáo tài chính hết năm theo qui định của nhà nước.
+ Phòng kinh doanh thịtrường:
Có nhiệm vụ là lập kế hoạch SXKD theo yêu cầu của ban giám đốc, nghiên cứu thị trường, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty để từ đó phát huy
những điểm mạnh khắc phục những điểm yếu, quản lý chất lượng hàng hóa, đề ra chiến lược Marketing đểlàm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa dẫn đến tăng doanh thu cho công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụtham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, quản lý mạng lưới kinh doanh, công tác thanh tra bảo vệ, chế độ khen thưởng, kỷ luật quản lý hành chính văn thư lưu trữ, chếđộ lao động theo qui định của pháp luật.
3.2.2.2. Nguồn lực cơ bản của công ty
● Tình hình tài chính của công ty
Vốn là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SXKD của doanh nghiệp nên trong quá trình SXKD doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn để từđó có các giải pháp và sử dụng vốn kinh doanh tốt đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 3.1: Tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016)
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014So sánh2016/2015
Giá trị t(%)ỷ lệ Giá trị t(%)ỷ lệ Giá trị t(%)ỷ lệ +/-
% Tăng, giảm +/- % Tăng, giảm Tổng Nguồn vốn 38.112 100 39.753 100 39.906 100 1.641 4,31 153 0,38 1. Phân theo tính chất - Vốn cốđịnh 20.450 53,66 22.254 55,98 23.117 57,93 1.804 8,82 863 3,88 -Vốlưu động 17.662 46,34 17.499 44,02 18.910 42,07 -163 -0,92 1.411 8,06
2. Phân theo nguồn vốn
-NV CSH 20.671 54,24 21.351 53.71 21.357 53,52 680 3,29 6 0,03
-Nợ phải trả 17.441 45,76 18.402 46,29 18.549 46,48 962 5,51 147 0,80
Nợ ngắn hạn 5.140 29,47 5.343 29,04 5.364 28,92 203 3,95 21 0,39
Nợ dài hạn 12.301 70,53 13.059 70,96 13.185 71,08 758 6,16 126 0.99
Qua bảng, ta thấy tình hình tài chính Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) có sự biến động không đáng kể, tổng vốn của Công ty qua các năm có tăng nhẹ, cụ thể: Năm 2014 tổng vốn của Công ty là 38.112 triệu đồng thì đến năm 2015 con số này tăng lên đạt 39.753 triệu đồng, tăng 4,31% hay tăng tương ứng là 1.641 triệu đồng. Sang đến năm 2016, tổng số vốn tiếp tục tăng so với năm 2015, tăng 0,38% hay tăng 153 triệu đồng.
Tuy nhiên sự gia tăng nguồn vốn này là không đáng kể, lý giải cho điều này là bởi vì từsau khi đạt được chứng chỉ IFOAM thì Công ty bắt đầu đầu tư mạnh vào việc mở rộng quy mô, đặc biệt là năm 2013 Công ty mở rộng nhà xưởng sản xuất và đầu tư mua thêm nhiều máy móc thiết bị với tổng nguồn vốn đạt 35.109 triệu đồng tăng rất nhiều so với năm 2012 khi chưa tiến hành mở rộng quy mô sản xuất (tổng nguồn vốn năm 2012 là 26.095 triệu đồng).
Để đánh giá một cách chính xác hơn về biến động tình hình tài chính của Công ty chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau:
- Xét theo tính chất: Thì tổng vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta thấy rằng tỷ trọng VLĐ và VCĐ có sự thay đổi qua các năm, biểu hiện là năm 2014 VLĐ của Công ty chiếm 46,34% và VCĐ là 53,66%; Sang năm 2015 kết cấu VLĐ và VCĐ của Công ty có sự thay đổi, trong đó VCĐ lại chiếm tỷ trọng lớn hơn VLĐ. Sang năm 2016 VLĐ và VCĐ của Công ty tiếp tục tăng với tốc độtăng cũng khá mạnh, cụ thểlà VCĐ tăng 3,88% hay tăng 863 triệu đồng; VLĐ tăng 8,06% hay tăng 1.411 triệu đồng.
Sự tăng lên của VCĐ và VLĐ qua các năm là do Công ty đã đầu tư mua thêm TSCĐ, máy móc thiết bị để mở rộng thêm quy mô sản xuất và đặc biệt Công ty chú trọng vào việc đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm, da dạng hóa các loại sản phẩm của Công ty.
- Xét theo cơ cấu nguồn vốn: Vốn của Công ty hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản nợ. Và qua các năm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đều không ngừng tăng. Cụ thể, so với năm 2014 thì năm 2015, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3,29% hay tăng tương ứng là 680
triệu đồng. Điều này cho thấy Công ty có khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và sẽ chủ động hơn trong quá trình SXKD. Bên cạnh sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu Công ty còn nhận thêm các khoản nợ, trong đó cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn đều có xu hướng tăng lên trong đó thì số nợ dài hạn chiếm tỉ trọng cao hơn so với nợ ngắn hạn. Điều này phù hợp với tính chất của Công ty và là một điều tốt đối với một Công ty sản xuất chè vì đã lợi dụng được nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là các khoản nợ dài hạn để đầu tư vào hoạt động SXKD. Tuy nhiên, cũng có nghĩa là yêu cầu thanh toán của Công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặng trong việc trả nợ.
Đối với các khoản nợ, Công ty chủ yếu vay vốn từ ngân hàng cụ thể là ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VietinBank),với lãi suất 7 %/năm (năm 2016).
Bảng 3.2: Số nợ Ngân hàng của Công ty Cổ phầnTrà hữu cơ Cao Bồnăm 2016
Các khoản nợ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn thời gian nợ (tháng) Số nợ (Triệu đồng) Lãi suất (%/năm) thời gian nợ (tháng) Số nợ (Triệu đồng) Lãi suất (%/năm) 10 4.364 0,055 72 9.000 0,07
( Trích nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
● Tình hình lao động của công ty
Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hóa sản xuất của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD.
Đối với lực lượng lao động của Công ty thì có 2 đặc điểm chính như sau:
Về mặt sốlượng: Lượng lao động của Công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm, cụ thể: năm 2014 là 250 lao động nhưng đến năm 2015 chỉcòn 236 lao động, tiếp tục đến năm 2016 giảm xuống còn 215 lao động. Ngược lại, chất lượng lao động không ngừng tăng cao. Cụ thể là lao động có trình độ trên Đại học và Đại học tăng lên, lao động chưa qua đào tạo giảm đáng kể(năm 2014 là 231 lao động chiếm 92,4% đến năm 2016, chỉcòn 193 lao động chiếm 89,76%).
Bảng 3.3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2014 - 2016)
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
2015/2014 2016/2015 Số lượng tỷ lệ (%) Số lượng tỷ lệ (%) Số lượng tỷ lệ (%) +/- % Tăng, giảm +/- % Tăng, giảm Tổng LĐ 250 100 236 100 215 100 -14 -5,6 -21 -8,9 1. Phân theo giới tính - Nam 165 66 166 66,1 165 66,5 1 0,61 -1 -0,61 - Nữ 85 34 70 33,9 50 33,5 -15 -17,65 -20 -28,57 2. Phân theo trình độ - ĐH và trên ĐH 8 3,2 9 3,81 9 4,19 1 12,5 - - - Cao đẳng 6 2,4 7 2,97 7 3,26 1 16,7 - - - Trung cấp 5 2 6 2,54 6 2,79 1 20 - - - LĐ chưa qua đào tạo 231 92,4 214 90,68 193 89,76 -17 -7,4 -21 -9,8 3. Phân theo tính chất - LĐ trực tiếp 225 90 209 88,56 189 87,44 -16 -7,1 -20 -9,6 - LĐ gián tiếp 25 10 27 11,44 27 12,56 2 8 - - ( Trích nguồn: Phòng kế toán hành chính)
- Xét theo giới tính: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là nặng nhọc như điều khiển máy, bốc vác, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm,... Chính vì vậy, cần phải có lực lượng lao động có sức khỏe tốt nên nó phù hợp với nam giới hơn là nữ giới. Do đó trong 3 năm (2014 - 2016) lực lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ trong Công ty (trên 60%).
- Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng cho thấy, qua 3 năm lao động có trình độ Đại học và trên Đại học tăng lên. Nếu năm 2014 là 8 người chiếm 3,2% thì năm 2015, 2016 tăng lên 9 người tương ứng chiếm 3,81% và 4,19% trong tổng sốlao động.
Trình độ chuyên môn của người lao động không ngừng được cải thiện, đặc biệt là lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học tăng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm đáng kể, đây là tín hiệu đáng mừng cho Công ty.
- Xét theo tính chất công việc:CTCP Trà hữu cơ Cao Bồ là một doanh nghiệp SXKD chè (trà) bởi vậy tỷ trọng lao động trực tiếp cao hơn rất nhiều so với
lao động gián tiếp. Năm 2014, số lao động trực tiếp chiếm 90% tương ứng với 225 người, lao động gián tiếp chỉ chiếm 10%, tương ứng 25 người. Năm 2015, lao động trực tiếp của Công ty giảm tương đối nhiều so với năm 2014, giảm 16 người, tương ứng giảm 7,1%. Năm 2015, do Công ty đang tronggiai đoạn đầu bước sang cổ phần hóa nên cơ cấu lao động có sựthay đổi đáng kể.
Lực lượng lao động trực tiếp qua các năm giảm xuống do Công ty đầu tư các loại máy móc, thiết bị hiện đại dẫn đến không còn cần quá nhiều lao động trực tiếp, điều này làm giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt số lượng qua cả3 năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, chất lượng lao động không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn.
● Tình hình tài sản cốđịnh của công ty
TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, sốlượng và chất lượng hàng hóa sản xuất ra. Việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ thường xuyên để từđó có các giải pháp sử dụng tối đa công suất và sốlượng tài sản cố định cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp.
Bảng 3.4: Tình hình tài sản cốđịnh của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016)
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014So sánh2016/2015
Giá trị t(%)ỷ lệ Giá trị t(%)ỷ lệ Giá trị t(%)ỷ lệ +/-
% Tăng, giảm +/- % Tăng, giảm Tổng 30.460 100 30.600 100 31.045 100 140 0,46 445 1,45 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 13.097,8 43 13.476,2 44,04 13.604 43,28 378,4 2,89 127,8 0,95