Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ củaVietinBank CẩmPhả giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 61 - 69)

Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Giới tính Nam 30 33 35 35 35 Nữ 72 71 75 75 77 Trình độ Thạc sĩ 3 3 6 7 8 Đại học 93 95 98 97 98 Khác 7 6 6 6 6 Tổng 102 104 110 110 112

(Nguồn: Báo cáo nội bộ VietinBank Cẩm Phả)

Cơ cấu cán bộ công nhân viên của VietinBank Cẩm Phả chủ yếu là cán bộ nữ, chiếm trên dưới 70% tổng số cán bộ công nhân viên. Mặc dù chính sách tuyển dụng có sự ưu tiên đối với nam giới, tuy nhiên do đặc thù ngành chủ yếu là cán bộ nữ nên tuyển dụng cán bộ nam cũng rất khó. Do tỷ lệ nữ cao nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lao động là nữ trong đội tuổi sinh đẻ cao (chiếm 60% cán bộ nữ của Chi nhánh).

Về trình độ: Tất cả các cán bộ làm nghiệp vụ tại Chi nhánh đều có trình độ Đại học trở lên. Còn lại các cán bộ có trình độ khác chủ yếu là các cán bộ bảo vệ, lái xe. Trình độ cán bộ của Chi nhánh đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc như về kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ sử dụng công nghệ ngân hàng.

Trong tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đến 31/12/2019 có 31 cán bộ và 14 quản lý cấp phòng làm công tác tín dụng (chiếm 40%), 40 cán bộ làm công tác kế toán và giao dịch viên, còn lại là các cán bộ làm công tác hành chính, tổng hợp, ngân quỹ. Các cán bộ làm công tác tín dụng chủ yếu là cán bộ trẻ, tuổi đời bình quân ở mức 30 tuổi; quản lý cấp phòng đều là những người có kinh nghiệm từ làm công tác tín dụng từ 8-10 năm trở lên, có tư cách đạo đức tốt và trình độ chuyên môn, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc.

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng kế toán

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng KHDN Phòng hành chính Phòng tổng hợp Phòng Bán lẻ 07 phòng giao dịch Phòng Hỗ trợ tín dụng

Cán bộ có chức danh từ Phó phòng trở lên: 29 người (trong đó: nữ 22 người). Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc, 03 Phó giám đốc phụ trách các phòng, các mảng nghiệp vụ. Ban Giám đốc là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước và cấp trên về hoạt động kinh doanh của chi nhánh mình, điều hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Các phòng thuộc khối kinh doanh trực tiếp bao gồm: Phòng kế toán, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng bán lẻ, các phòng giao dịch.

Các phòng thuộc khối hỗ trợ: Phòng hành chính, Phòng tổng hợp, Phòng tiền tệ kho quỹ, phòng Hỗ trợ tín dụng.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của VietinBank Cẩm Phả

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2019 – VietinBank Cẩm Phả)

2.1.4. Đặc điểm địa bàn hoạt động của VietinBank Cẩm Phả

Môi trường kinh doanh: VietinBank Cẩm Phả nằm trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam - nằm trong tam giác kinh tế, đang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. Được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế mà các tỉnh khác của Việt Nam không có là tài nguyên khoáng sản than đá có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng du lịch lớn như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Huyện đảo Vân Đồn, Huyện đảo Cô Tô....

Cẩm Phả là một trong bốn thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hạ Long 30km. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Thành phố Cẩm Phả là trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh với các ngành công nghiệp khai thác than; nhiệt điện; sản xuất xi măng, cùng với hệ thống cảng biển lớn. Trữ lượng than đá khoảng 40 - 50% sản lượng của tỉnh; hàng năm khai thác khoảng 25 – 30 triệu tấn. Môi trường kinh doanh có nhiều lợi thế nhưng đồng thời cũng nhiều thách thức đối với VietinBank Cẩm Phả.

Đặc điểm khách hàng: Nằm trên địa bàn thành phố công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác than, dân số khoảng 200.000 người phần lớn là công nhân mỏ. Hiện trên địa bàn có khoảng hơn 30 doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn than như Công ty than Cao Sơn, Công ty than Cọc Sáu, Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV, Công ty than Khe Chàm....và Tổng công ty Đông Bắc như Công ty TNHH MTV 86, Công ty TNHH MTV Khe Sim, Công ty Vận tải và chế biến than Đông Bắc... và khoảng 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu vi mô hoạt động (trong đó theo thống kê của Cục thuế Quảng Ninh và Chi cục thuế Cẩm Phả năm 2019 thì có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động có doanh thu). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu vi mô chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, bốc xúc, xây dựng, cung cấp vật tư, hàng hóa cho các mỏ. Hiện nay ngành Công nghiệp khai thác than đang dần thu hẹp do trữ lượng than ngày càng giảm, quá trình khai thác ngày càng khó khăn do quy hoạch của Chính phủ sẽ dần đóng cửa các mỏ lộ thiên do ảnh hưởng đến môi trường, tập trung khai thác than hầm lò, hiện nay có những mỏ đã phải khai thác xuống sâu ở độ sâu -1000m. Do đó mà đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn của các ngân hàng cũng chỉ ở mức duy trì và dần thu hẹp, không có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên đối tượng KHDN vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển do hiện nay có một số doanh nghiệp nắm bắt được định hướng của tỉnh phát triển du lịch xanh, bền vững nên trên địa bàn cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hướng dịch vụ du lịch,

nhà hàng, khách sạn...

Khách hàng cá nhân trên địa bàn chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và các cá nhân là Công nhân mỏ vay tiêu dùng phục vụ đời sống, các khách hàng này có nguồn thu nhập ổn định nhưng nhu cầu vốn thường không cao. Hiện nay do thị trường bất động sản trên địa bàn Hạ Long, Bãi Cháy rất sôi động, nên cũng có nhiều nhu cầu sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh bất động sản.

Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có 24 ngân hàng hoạt động trong đó có 01 ngân hàng nhà nước, 03 NHTM Cổ phần Nhà nước, còn lại là NHTM Cổ phần khác. Các ngân hàng hoạt động bình đẳng trên mọi phương diện. Tuy vậy cơ hội tiếp cận khách hàng hoàn toàn khác nhau. Có thể thấy điểm yếu, điểm mạnh của một số NHTM như sau:

Các NHTM cổ phần có thị phần lớn trên địa bàn: Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Quân Đội... Ngoài Ngân hàng Nông nghiệp và phát tiển nông thôn có đội ngũ cán bộ có tuổi đời cao, sức ì lớn còn lại các ngân hàng lớn đều có với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhanh nhạy với thị trường. Ngoài ra trên địa bàn còn Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Quốc tế, NH Sài gòn – Công thương, Ngân hàng Hàng hải..., những ngân hàng nhỏ này chủ yếu là làm công tác huy động vốn và cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất huy động rất cao và cơ chế cho vay đơn giản hơn so với VietinBank.

Trong số các NHTM cổ phần trên địa bàn phải kể đến hai đối thủ cạnh tranh chính của Chi nhánh là:

+ NH TMCP Sài Gòn - Hà nội (SHB Quảng Ninh) được thành lập khoảng 11 năm song với lợi thế trước đây có vốn cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tham gia, được Tập đoàn than ưu tiên thanh toán tiền hàng cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn tại địa bàn Thành phố Cẩm Phả với doanh số lớn. Hơn nữa, NH này thường xuyên có các chính sách cho vay với lãi suất thấp, huy động với lãi suất cao, hổ sơ thủ tục cho vay đơn giản, chi phí chăm sóc khách hàng VIP rất lớn (1 năm tổ chức 1-2 chuyến đi du lịch nước ngoài cho KH VIP, chủ

yếu là đi các nước Châu Âu, Mỹ...).

+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả (BIDV Cẩm Phả): Về công nghệ, mạng luới, các sản phẩm ngân hàng và đội ngũ Cán bộ tương tự như VietinBank, có nhiều cán bộ trẻ. Quy mô hoạt động trên địa bàn là với 06 điểm giao dịch, BIDV Cẩm Phả trước đây định hướng chủ yếu tập trung vào khối KHDN ngoài quốc doanh và KHCN nên thị phần dư nợ KHDN ngoài quốc doanh và KHCN có thị phần lớn nhất trên địa bàn. Thời gian gần đây BIDV Cẩm Phả mới tập trung tăng trưởng dư nợ của nhóm Tập đoàn than và Tổng Công ty Đông Bắc, khi tập trung vào nhóm khách hàng này BIDV Cẩm Phả có nhiều thuận lợi do VietinBank không được cấp tín dụng vượt 25% vốn tự có. Cơ chế cho vay của BIDV cũng rất cạnh tranh, linh hoạt, lãi suất thấp.

Những thuận lợi, khó khăn, thách thức của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả trong những năm qua và trong thời gian tới.

2.1.5.Kết quả kinh doanh của ngân hàng

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương thức, mục tiêu của VietinBank, triển khai các giải pháp thích hợp với sựbiến đổi của thịtrường tiền tệcũng nhưsựphát triển của nền kinh tếvà đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụthể. Vì thế, VietinBank Cẩm Phả đã tạo được vịthếvà uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả. Kết quảhoạt động kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động nhưsau:

2.1.5.1. Huy động vốn

Công tác nguồn vốn được coi là nhiệm vụtrọng tâm, được ưu tiên hàng đầu đểđẩy mạnh, tăng trưởng nguồn vốn huy động góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệđược giao, đáp ứng nguồn vốn cho các dựán, công trình trọng điểm của thành phố và vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. VietinBank Cẩm Phả đã

đẩy mạnh triển khai các chương trình huy động vốn nhưtiết kiệm dựthưởng, tiết kiệm tặng quà, chứng chỉtiền gửi đa dạng vềkỳhạn với các mức lãi suất linh hoạt theo sát diễn biến thịtrường, tuân thủđúng quy định của NHNN và VietinBank Trung ương đồng thời đảm bảo được lợi ích hài hoà giữa ngân hàng và khách hàng, làm tốt chính sách khách hàng.

Bảng 2.2. Số liệu huy động vốn của VietinBank Cẩm Phả giai đoạn 2015 – 2019

TT CHỈ TIÊU Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019 BQ 1 NV huy động tỷ đồng 2761,8 3651,1 4040,8 4525,2 5365,5 5086,1 Mức tăng/giảm % - 132,2 110,7 112,0 118,6 118,1 2 Theo kỳ hạn Ngắn hạn tỷ đồng 2280,5 3070,6 3505,1 3793,0 4645,6 4323,7 Mức tăng/giảm % - 134,6 114,2 108,2 122,5 119,5 Trung và dài hạn tỷ đồng 481,3 580,5 535,7 732,2 719,9 762,4 Mức tăng/giảm % - 120,6 92,3 136,6 98,3 110,6 3 Theo nhóm KH ĐCTC tỷ đồng 102,7 480,0 551,0 402,6 935,4 617,9 Mức tăng/giảm % - 467,4 114,8 73,1 232,3 173,7 TCKT tỷ đồng 132,8 176,5 126,7 180,6 121,7 184,6 Mức tăng/giảm % - 132,8 71,8 142,6 67,4 97,8 Cá nhân tỷ đồng 2526,3 2994,6 3363,1 3941,9 4308,5 4283,6 Mức tăng/giảm % - 118,5 112,3 117,2 109,3 114,3 4

Theo loại tiền

Nội tệ tỷ đồng 2321,9 2961,9 3520,8 3941,5 4731,4 4369,4 Mức tăng/giảm % - 127,6 118,9 111,9 120,0 119,5 Ngoại tệ tỷ đồng 439,9 689,3 520,0 583,6 634,1 716,7 Mức tăng/giảm % - 156,7 75,4 112,2 108,6 109,6

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2015– 2019 của VietinBank Cẩm Phả)

Biểu 2.1: Kết quảhuy động vốn năm 2015-2019

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2015 – 2019 nguồn vốn huy động tại VietinBank Cẩm Phả tăng liên tục và với tốc độ cao, đặc biệt là giai đoạn 2015-2016. Kết quả huy động vốn năm 2016 của chi nhánh tăng rất cao 32,2% so với năm 2015. Có thể nói đây là một bước đột phá của Ngân Hàng khi mà nền kinh tế Viêt Nam trong năm 2016trải qua với nhiều khó khăn trước những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới đặc biệt tại các nước phát triển ẩn chứa nhiều yếu tố bất địnhđã kéo theo cả nền kinh tế Thế Giới lâm vào khủng hoảng, trong đó nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ suy thoái đã chịu tác động mạnh dẫn đến các Doanh Nghiệp thì phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, ngân hàng dư thừa vốn, tỷ lệ nợ xấu tăng…Năm 2016, dù lãi suất huy động liên tục giảm mạnh và không phải lúc nào cũng “kịch trần” nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào các tổ chức tín dụng bởi đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác. Sang năm 2017 chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh đạt 4040,8 tỷ tăng 10,7% so với năm 2016. Năm 2018 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 4525,2 tỷ đồng tăng 484,3 tỷ đồng so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng là 12%. Năm 2019 tổng huy động vốn của chi nhánh tăng 18,6% tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình nguyên nhân là do một số NHTMCP vẫn tiếp tục lách luật để huy động vốn điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của chi nhánh. Nhìn chung trong năm 2019, mặc dù thuận lợi thì ít khó khăn thì nhiều nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng không ngừng, một mặt tuân thủ sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, đưa ra những chính sách huy động vốn hợp lý chi nhánh đã đạt được một mức tăng trưởng huy động vốn ở mức ổn định.

2.1.5.2.Tín dụng

Đối với các NHTM ởViệt Nam, nghiệp vụtín dụng vẫn là một nghiệp vụmang lại nguồn thu chủyếu. Đối với VietinBank nói chung và VietinBank Cẩm

Phả nóiriêng cũng không nằm ngoài điểm chung đó. VietinBank Cẩm Phả xác địnhtăngtrưởng tín dụng an toàn, hiệu quảvà phát triển bền vững. Do vậy, VietinBankCẩm1 Phả luôn bám sát các chủtrương, định hướng của VietinBank trong mởrộngphát triển, tuân thủpháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơchế, quy trình, quy địnhthểlệchếđộcủa ngành.Tốc độtăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng củaVietinBank Cẩm Phả có bước phát triển tốt.Quy mô cho vay đối với nền kinh tếđược mởrộngnhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Bảng 2.3: Cơcấu dưnợtín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w