Huyđộng giai đoạn 2015– 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 79 - 82)

Bảng 2.7: Số dư huyđộng vốn cuối kỳ và bình quân

huyđộng giai đoạn 2015– 2019

Tiền gửi kho bạc tỷ đồng 102,7 480,0 551,0 402,6 935,4 617,9

Mức tăng/giảm % - 467,4 114,8 73,1 232,3 173,7

TCKT tỷ đồng 132,9 176,5 126,7 180,6 121,7 184,6

Mức tăng/giảm % - 132,8 71,8 142,6 67,4 97,8

Cá nhân tỷ đồng 2526,3 2994,6 3363,2 3941,9 4308,5 4283,6

Mức tăng/giảm % - 118,5 112,3 117,2 109,3 114,3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2015– 2019 của VietinBank Cẩm Phả)

Biểu 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động giai đoạn 2015 – 2019 tại chi nhánh VietinBank Cẩm Phả

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là từ dân cư, đây là nguồn huy động quan trọng bậc nhất của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ trên 80% trong tổng vốn huy động của chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2019. Cụ thể, trong năm 2015, vốn huy động của chi nhánh từ dân cư đạt 2526,3 tỷ đồng (chiếm 91,47% vốn huy động) sang năm 2016 nguồn huy động này tiếp tục tăng lên đạt 2994,6 tỷ đồng (chiếm 82,02% vốn huy động) tăng 468,3 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 18,5%. Đến năm 2017, nguồn huy động từ dân cư của chi nhánh tiếp tục tăng và đạt mức 3363,2 tỷ đồng tăng 368,6 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 12,3%. Năm 2018 tiền gửi dân cư đạt 3941,9 tỷ

tăng 17,2%. Năm 2019 nguồn vốn này đạt 4308,5 tỷ, tăng 9,3%, tỷ lệ thấp nhất trong 5 năm gần đây nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm. Một số ngân hàng thương mại huy động với mức lãi suất vượt trần, người dân có xu thế mang tiền sang các ngân hàng này với mong muốn mức lãi suất cao hơn. Vì vậy cuối năm 2019, xác định được mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu để nhằm mục đích sinh lợi. Chi nhánh đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. VietinBank Cẩm Phả tiếp tục nỗ lực huy động bằng việc phát huy mạng lưới sẵn có, triển khai quyết liệt các sản phẩm huy động tiết kiệm: Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ…Đồng thời, chi nhánh thực hiện giao chỉ tiêu huy động đến từng CBCNV làm cơ sở chi trả lương, đôn đốc CBCNV tập trung thực hiện kế hoạch NHCTVN giao. Thực tế triển khai cho thấy, ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức được vai trò rất quan trọng của nguồn vốn dân cư, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của dân cư. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nguồn vốn của chi nhánh tăng chủ yếu là nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh, chiếm cơ cấu lớn trong nguồn vốn của chi nhánh cho thấy vai trò hết sức quan trọng của nguồn vốn dân cư trong việc phát triển và ổn định nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh.

Bên cạnh đó thì nguồn vốn huy động từ các TCKT chi nhánh cũng rất quan tâm, tuy nhiên đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán, chi trả lương của các đơn vị. Qua bảng số liệu ta thấy được nguồn này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn này chỉ chiếm xấp xỉ 5% trong tổng vốn huy động, trong giai đoạn 2015 – 2019. Năm 2015, tiền gửi của các TCKT đạt mức 132,9 tỷ đồng (chiếm 5,04% tổng vốn huy động) sang năm 2016, nguồn huy động này đã tăng lên và đạt 176,5 tỷ đồng (chiếm 4,83% tổng vốn huy động) tăng 43,6 tỷ đồng so với năm 2015 tương đương với tốc độ tăng trưởng là 32,8% và đến năm 2017 nguồn huy động từ các TCKT giảm và đạt 126,7 tỷ đồng (chiếm 3,13% tổng vốn huy động) giảm 49,8 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tiền gửi của các TCKT đạt 180,6 tỷ đồng, tăng 42,6% so với năm 2017. Năm 2019, nguồn vốn này

đạt 121,7 tỷ đồng, giảm 32,6% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2017 – 2019 là – 97,8% ( suy giảm mạnh) điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc, sự biến động của lãi suất,… đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp vào ngân hàng giảm.

Nguồn tiền gửi kho bạc của chi nhánh luôn đạt mức cao vì KBNN Cẩm Phả mở tài khoản tại Vietinbank Cẩm Phả. Đây là nguồn vốn giá rẻ huy động dễ dàng nhanh chóng. Tất cả các khoản nộp NSNN, hay các khoản tiền của các đơn vị chuyển về KBNN Cẩm Phả tại các ngân hàng TMCP khác đều được tính vào nguồn vốn của chi nhánh.

Nhìn chung, về cơ cấu huy động vốn theo đối tượng của chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2019, có quy mô tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn, thì nguồn huy động từ dân cư luôn giữ tỷ trọng cao trên 80% và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng dân cư là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh nhu cầu thanh toán và sử dụng tiện ích dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn huy động.

Về mặt cơ cấu theo thời gian huy động, nguồn vốn của chi nhánh gồm 3 loại kỳ hạn: • Huy động vốn không kỳ hạn: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán

• Huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng: gồm những loại tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá dưới 12 tháng

• Huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng: Những loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, các loại giấy tờ có giá, giấy nhận nợ nhiều hơn 12 tháng

Sự biến động của tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại VietinBank Cẩm Phả sẽ được xem xét cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 2.9. Cơ cấu huy động vốn theo thời gian tạiVietinBank Cẩm Phả giai đoạn 2015 – 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 79 - 82)