Bảng 2.7: Số dư huyđộng vốn cuối kỳ và bình quân
CẩmPhả giai đoạn 2015– 2019
Quy mô tỷ đồng 2321,4 2961,9 3520,9 3941,5 4731,4 4369,3 Mức tăng/giảm % - 127,6 118,9 111,9 120,0 119,5 2 USD Giá trị tỷ đồng 440,0 689,3 520,0 583,6 634,1 716,7 Mức tăng/giảm % - 156,7 75,4 112,2 108,6 109,6
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2015– 2019 của VietinBank Cẩm Phả)
Biểu đồ 2.7: Tình huy động vốn giai đoạn 2015 – 2019 phân theo cơ cấu đồng tiền gửi tại VietinBank Cẩm Phả
Qua bảng trên ta thấy, nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của chi nhánh Cẩm Phả, nguồn huy động này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động, thể hiện qua các năm như sau: năm 2015 nguồn huy động nội tệ đạt 2321,4 tỷ đồng (chiếm 84,05%), năm 2016 đạt 2961,9 tỷ đồng (chiếm 81,12%), năm 2017 đạt 3520,9 tỷ (chiếm 87,3%), năm 2018 đạt 3941,5 tỷ đồng (chiếm 87,1%) và năm 2019 đạt 4731,4 tỷ đồng (chiếm 88,18%). Có thể thấy giai đoạn 2015 – 2019 thì nguồn vốn huy động bằng nội tệ của chi nhánh tăng liên tục cả về tỷ trọng và quy mô nguồn vốn. Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn nội tệ của chi nhánh đã đi đúng hướng nên mang lại hiệu quả huy động cao.
Xét về nguồn huy động ngoại tệ, nhờ sự đa dạng trong cách thức huy động vốn ngoại tệ của chi nhánh đã giúp cho chi nhánh có một nguồn vốn ngoại tệ khá ổn định trong tổng vốn huy động: năm 2015 nguồn huy động ngoại tệ quy đổi sang VNĐ đạt 440tỷ (chiếm 15,5%), năm 2016 đạt 689,3 tỷ (chiếm 18,8%), năm 2017 đạt 520 tỷ (chiếm 12,7%), năm 2018 đạt 583,6 tỷ (chiếm 12,9%), và năm 2019 đạt 634,1 tỷ (chiếm 11,82%). Có thể thấy quy mô nguồn vốn ngoại tệ qua các năm của chi nhánh khá ổn định điều này có thể giúp cho chi nhánh có thể mở rộng các dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, góp phần làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Ta có thể thấy, giai đoạn 2016-2019 tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn thì có xu hướng giảm dần. Điều này là do, trong năm 2016 và đặc biệt là năm 2018, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm hạn chế tín dụng
ngoại tệ, chống tình trạng đô-la hóa nền kinh tế và ổn định giá trị đồng nội tệ, quy định mức trần lãi suất tiền gửi với USD là 0%/năm nhằm chuyền dần từ hình thức gửi ngoại tệ sang mua đứt bán đoạn, hạn chế những đối tượng được vay ngoại tệ,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động ngoại tệ của chi nhánh.
2.2.1.4. Chi phí huy động
Để mở rộng thị phần và huy động, các ngân hàng cạnh tranh về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ,hạ tầng cơ sở vật chất… Trong đó lãi suất huy động chính là công cụ quan trọngđược các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng. Vietinbank áp dụng quản lý vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn được quản lý tập trung tại Hội sở, Hội sở áp dụng cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing). Giá điều chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất mua vốn và bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh. Lãi suất mua vốn là mức lãi suất Hội sở trả cho Chi nhánh áp dụng cho các khoản mục thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên nợ. Lãi suất bán vốn là mức lãi suất Hội sở thu của Chi nhánh áp dụng cho các khoản mục thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên Có. Thông qua việc mua bán vốn này, Chi nhánh hưởng các mức chênh lệch:
- Chênh lệch đối với cho vay (NIMCV= Lãi suất cho vay khách hàng - Lãi suất bán vốn cho Hội sở).
- Chênh lệch đối với huy động vốn (NIMHĐV= Lãi suất mua vốn của Hội sở -Lãi suất thực tế trả cho khách hàng).
Hội sở xây dựng cơ chế mua bán vốn tập trung FTP đảm bảo nguyên tắc Chi nhánh luôn nhận được mức lợi nhuận dương khi thực hiện hai nghiệp vụ huy động và cho vay vốn. Các chênh lệch trên càng cao thì Chi nhánh càng có lợi.
Chi nhánh căn cứ vào giá mua bán vốn FTP của Hội sở xây dựng lãi suất huyđộng phù hợp cho từng thời kỳ, đảm bảo mức lãi suất huy động không vượt trần nhànước quy định, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Để phân tích chi phí huy động vốn, Vietinbank chủ yếu sử dụng phương pháp chiphí bình quân, đánh giá chênh lệch đầu vào đầu ra. Dựa vào đó, Vietinbank có thể đánhgiá hiệu quả công tác huy động vốn và có phương hướng điều chỉnh lãi suất huyđộng phù hợp với lãi suất cho vay, nhằm tối đa nguồn vốn huy động và đảm
bảo lợinhuận cho ngân hàng.
NIM huy động vốn của Chi nhánh qua các năm:
Bảng 2.11: Chênh lệch lãi suất huy động và bán vốn cho Hội sở của Chi nhánh
Năm NIMHĐV bình quân (%)
2015 1.75
2016 1.88
2017 1.87
2018 1.90
2019 1.95
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2015 – 2019 của VietinBank Cẩm Phả)
Mặc dù lãi suất huy động vốn trong thời gian qua chịu sự tác động của nền kinh tế, chính sách áp dụng giá FTP của Hội sở, cũng như áp dụng trần lãi suất của NHNN, Chi nhánh vẫn duy trì được chênh lệch giữa chi phí trả lãi cho khách hàng so với bán vốn cho Hội sở và có xu hướng tăng. Điều này phản ánh công tác huy động vốn của Chi nhánh mang lại hiệu quả.
2.2.1.5. Kết quả tài chính từ hoạt động huy động tiền gửi dân cư
Thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh trở thành đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở thông qua Trung tâm vốn. Hội sở sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng Chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán đó, vốn với Hội sở. Cơ chế này tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở.
Căn cứ vào giá mua vốn FTP của Hội sở mà Chi nhánh xây dựng lãi suất huy động phù hợp cho từng thời kỳ đảm bảo mức lãi suất huy động không vượt trần nhà nước quy định, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
FTP mua/bán vốn được xác định bằng công thức:
FTP mua/bán vốn = Lãi suất huy động vốn trên thị trường + NIMHĐV NIMHĐV = Giá mua vốn của Hội sở - Lãi suất trả cho khách hàng
Bảng 2.12. Thu nhập từ huy động vốn và NIM HĐV giai đoạn 2015-2019