C 6.078764 0.876874 6.932312 0.0000 DLOG(HNXINDEX(-1)) 0.073199 0.086194 0.849235 0.3974 DLOG(HNXINDEX(-2)) -0.075714 0.081461 -0.929456 0.3545 DLOG(HNXINDEX(-3)) -0.203263 0.075698 -2.685177 0.0083 D(LPY) -0.035988 0.005504 -6.538300 0.0000 DLOG(BRENT) 0.123434 0.053442 2.309674 0.0226 DLOG(BRENT(-1)) 0.027136 0.071751 0.378203 0.7059 DLOG(BRENT(-2)) 0.071539 0.067101 1.066126 0.2885 DLOG(BRENT(-3)) 0.117391 0.066419 1.767419 0.0797 DLOG(IIP2010) -0.047464 0.055499 -0.855232 0.3941 DLOG(IIP2010(-1)) -0.118093 0.057225 -2.063662 0.0412 DLOG(IIP2010(-2)) -0.183493 0.055335 -3.316039 0.0012 D(POLICYRATE) -0.014057 0.007575 -1.855742 0.0659 D(POLICYRATE(-1)) 0.032274 0.007251 4.450711 0.0000 D(POLICYRATE(-2)) 0.024640 0.007953 3.098062 0.0024 D(POLICYRATE(-3)) 0.012115 0.007766 1.560092 0.1214 CointEq(-1)* -0.103536 0.014929 -6.935233 0.0000
Trong ngắn hạn, nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của biến cung tiền và tỷ giá tới HNX-index, trong khi các biến còn lại đều thể hiện tác động tiêu cực hoặc tích cực tới HNX-index ở các độ trễ khác nhau. Theo đó, lạm phát thể hiện tác động tiêu cực tức thời cùng thời kỳ với HNX-index; giá dầu thô thế giới có tác động tích cực tới HNX-index nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê trong cùng thời kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động tiêu tực đối với HNX-index nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở các độ trễ 1 và 2 thời kỳ, cùng với đó, độ trễ càng cao thì mức độ tác động tiêu cực càng có xu hướng tăng; lãi suất chính sách có tác động tích cực tới HNX-index nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở độ trễ 1, 2, 3 thời kỳ, ở cùng thời kỳ, lãi suất chính sách ảnh hưởng tiêu cực tới HNX-index nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cuối cùng, hệ số ECM (-1) là (- 0,1035) cho thấy biến động của các nhân tố vĩ mô trongmô hình làm HNX-index có xu hướng lệch xuống vị trí thấp hơn giá trị cân bằng và ngay trong tháng tiếp theo, HNX-index sẽ có xu hướng điều
chỉnh về vị trí cân bằng với mức độ điều chỉnh là 10,35%
Kết luận chương 3
Như vậy, sau khi đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của biến vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán HNX-index và VN-index, nghiên cứu rút ra một số nhận định sau:
- Sử dụng mô hình ARDL để đánh giá các tác động ngắn hạn, dài hạn của biến vĩ mô tới HNX-index và VN-index cho thấy, kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với chỉ số giá chứng khoán trên cả hai sàn HOSE và HNX nhưng mức độ ảnh hưởng không giống nhau.
- Lạm phát có ảnh hưởngtiêu cực cùng thời kỳ đối với VN-index và HNX-index trong cả ngắn hạn và dài hạn, nhưng mức độ tác động tiêu cực của lạm phát đối với HNX-index lớn hơn so với VN-index trong cả ngắn hạn và dài hạn
- Tỷ giá không tìm thấy tác động đối với cả hai chỉ số giá chứng khoán trong ngắn hạn, tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ giá có ảnh hưởng tiêu cực khá rõ ràng và ảnh hưởng tiêu cực này đối với HNX-index mạnh hơn gần gấprưỡi so với VN-index. - Cung tiền có ảnh hưởng tích cực tương đối mạnh đối với VN-index ở độ trễ 1 kỳ
trong ngắn hạn nhưng lại không tìm thấy ảnh hưởng tương tự đối với HNX-index. Trong dài hạn, cung tiền có ảnh hưởng tích cực đối với chỉ số giá chứng khoán ở cả hai sàn giao dịch nhưng hệ số ảnh hưởng của cung tiền đối với VN-index cóý nghĩa về mặt thống kê, trong khi đối với HNX-index không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu của luận văn, lượng cung tiền có vai trò tích cực đối với giá các cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE, nhưng lại không thể hiện vai trò cụ thể nào đối với giá các cổ phiếu giao dịch trên sàn HNX.
- Lãi suất chính sách có tác động tích cực trong dài hạn đối với chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn nhưng hệ số tác động không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên trong ngắn hạn, lãi suất có tác động tích cực khá rõ đối với giá chứng khoán của cả hai sàn, nhưng mức độ ảnh hưởng và hiệu ứng lan tỏa đối với giá cổ phiếu trên sàn HOSE là mạnh hơn và dài hơn 1 thời kỳ so với giá cổ phiếu trên sàn HNX
- Chỉ số sản xuất công nghiệp gây tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê ở độ trễ 1, 2 thời kỳ đối với giá cổ phiếu giao dịch trên cả hai sàn, đồng thời, tổng tác động tiêu cực sau 2 kỳ của chỉ số sản xuất công nghiệp đối với HNX-index mạnh hơn so với VN-index. Trong dài hạn, chỉ số sản xuất công nghiệp đều có tác động tích cực đối với giá cổ phiếu trên hai sàn, nhưng hệ số tác động đối với HNX-index không có ý nghĩa về mặt thống kê, còn hệ số tác động đối với VN-index là khá mạnh và có ý nghĩa thống kê rõ ràng.
- Giá dầu thô trong ngắn hạn có ảnh hưởng tích cực ngay lập tức đến giá cổ phiếu của cả hai sàn, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tích cực của giá dầu thô đối với giá cổ phiếu trên sàn HOSE lớn gấp gần 3 lần so với giá cổ phiếu trên HNX. Trong dài hạn, giá dầu cũng có ảnh hưởng tích cực đối với giá cổ phiếu ở cả hai sàn nhưng hệ số tác động chỉ có ý nghĩa thống kê đối với giá cổ phiếu trên Sàn giao dịch HOSE. - Hệ số của biến ECM(-1) của VN-index cao hơn so với HNX-index cho thấy, các cú
sốc kinh tế vĩ mô sẽ làm giá cố phiếu trên sàn HOSE và HNX lệch xuống dưới giá trị cân bằng, nhưng mức độ điều chỉnh trong dài hạn về vị trí cân bằng của VN- index lớn hơn so với HNX-index cho thấy, nếu tồn tại cú sốc kinh tế vĩ mô tác động lên TTCK thì giá cổ phiếu trên sàn HOSE sẽ lâu phục hồi hơn so với sàn HNX.
Như vậy có thấy thấy rằng, biến động kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới tính bền vững và ổn định củathị trường chứng khoán. Do sự khác biệt về quy định cổ phiếu niêm yết giao dịch trên mỗi sàn giao dịch chứng khoán mà mức độ ảnh hưởng và độ lan tỏa ảnh hưởng của các biến vĩ mô đối với giá cổ phiếu trên mỗi sàn giao dịch sẽ khác nhau. Trong đó, sàn giao dịch HOSE do có các đặc điểm khác với Sàn HNX về phương thức giao dịch cổ phiếu, điều kiện niêm yết của các công ty, lô giao dịch cổ phiếu, giá tham chiếu...nên hầu hết các biến động kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều ảnh hưởng đến giá cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng, cổ phiếu giao dịch trên HNX kém bền vững hơn do giá cổ phiếu dễ chịu tác động tiêu cực của các biến động kinh tế vĩ mô hơn và mức độ chịu ảnh hưởng tiêu cực cũng cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE, điều này cũng đồng nghĩa với việc tính hấp dẫn của các cổ phiếu trên sàn
HNX kém hơn nên lượng cung tiền của các nhà đầu tư đối với các cổ phiếu trên sàn này thấp hơn so với HOSE. Ngoài ra, tỷ giá và lạm phát là hai biến số cơ bản của ổn định vĩ mô đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến HNX-index và VN-index cho thấy, ổn định kinh tế là nhân tố quan trọng hỗ trợ tốt cho các hoạt động giao dịch và tham gia thị trường của các nhà đầu tư và DN.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬNCHUNG VÀMỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận chung
Luận văn với tiêu đề ““Sử dụng mô hình ARDL nghiên cứu tác động ngắn
hạn và dài hạn của một số biến vĩ mô đến chỉ số chứng khoán Việt Nam”đã đảm bảo
thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, Luận văn đã tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam, vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế; Luận văn cũng tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa biến vĩ mô đối với thị trường chứng khoán. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển thị trường chứng khoán, biến động các chỉ số chứng khoán và diễn biến kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2011 – 2020, Luận văn nhận thấy rằng giữa biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán có mối quan hệ với nhau về mặt biến động thực tiễn. Và mối quan hệ này đã được khằng định cụ thể, rõ ràng hơn thông qua mô hình ARDL với chuỗi dữ liệu theo tháng, trong giai đoạn tháng 1/2008 đến tháng 3/2020. Mô hình đã phân tíchcác tác động ngắn hạn và dài hạn của biến kinh tế vĩ mô gồm tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp, cung tiền và giá dầu thô đối với chỉ số giá chứng khoán trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX.
Trên cơ sở các kết quả rút ra từ mô hình, luận văn nhận thấy, các biến kinh tế vĩ mô đều có ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với chỉ số giá chứng khoán VN- index và HNX-index nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau và ở các độ trễ khác nhau, trong đó: (1) Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực cùng thời kỳ đối với VN-index và HNX-index trong cả ngắn hạn và dài hạn; (2) Chỉ tìm thấy tác động của tỷ giá lên VN-index và HNX-index trong dài hạn, kết luận này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đó về tính không rõ ràng trong ảnh hưởng của tỷ giá đối với hoạt động của thị trường chứng khoán; (3) Cung tiền chỉ có tác động có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn và dài hạn đối với VN-index và không tìm thấy tác động hoặc không có ý nghĩa thống kê đối với HNX-index; (4) Lãi suất chính sách có tác động tích cực tới chỉ số giá chứng khoán trên hai sàn trong ngắn hạn, trong dài
hạn, hệ số tác động tích cực thu được từ kết quả ước lượng không có ý nghĩa thống kê; (5) Trong ngắn hạn, chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động tiêu cực tới VN- index và HNX-index, tuy vậy, trong dài hạn, yếu tố này có tác động tích cực đối với giá cổ phiếu trên hai sàn, nhưng hệ số tác động chỉ có ý nghĩa thống kê đối với VN- index; (6) Trong ngắn hạn, giá dầu thô có ảnh hưởng tích cực đối với VN-index và HNX-index nhưng trong dài hạn, hệ số tác động tích cực này chỉ có ý nghĩa thống kê đối với VN-index
Bên cạnh đó, các kết quả rút ra từ mô hình cũng cho thấy, cổ phiếu giao dịch trên sàn HNX có tính rủi ro cao hơn, kém bền vững hơn và dễ chịu tác động tiêu cực từ các cú sốc vĩ mô hơn so với cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE. Tuy vậy, nếu có các cú sốc vĩ mô tác động lên thị trường chứng khoán thì nó đều làm lệch giá trị của cả hai thị trường xuống dưới vị trí cân bằng, nhưng mức độ hồi phục về vị trí cân bằng của HNX-index nhanh hơn so với VN-index.
2. Một số khuyến nghị
- Một là, cần tích cực thực hiện cơ cấu lại thị trường chứng khoán theo lộ trình tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Đa dạng cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đồng thời, cần nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tạo nguồn cung sản phẩm có chất lượng. Tăng cường tiếp cận các thông lệ quốc tế trong việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Hai là, cần thành lập các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam. Tại các thị trường phát triển, những tổ chức xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của doanh nghiệp. Họ có vai trò trung lập, đưa ra đánh giá, xếp hạng đối với tổ chức phát hành và các công cụ huy động vốn để nhà đầu tư làm cơ sở lựa chọn quyết định đầu tư (Trần Anh, 2019). Việc thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đang là rào cản cho việc tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài, cũng như tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Bởi vậy, cần có hành lang pháp lý cũng như cơ chế hỗ trợ cho sự thành lập và hoạt động của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam.
- Ba là, cần có cơ chế và chính sách để định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững hơn, giảm thiểu các rủi ro tiêu cực do các cú sốc kinh tế vĩ mô gây ra, đặc biệt là đối với các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sàn HNX. Để giảm thiểu những tác động không mong muốn của các biến động vĩ mô tới các chứng khoán giao dịch tại HNX, cần (1) minh bạch thông tin của các DN niêm yết chứng khoán trên sàn, (2) tăng khả năng dự báo, ngăn ngừa và phòng chống rủi ro đối với các chứng khoán giao dịch trên sàn, (3) nâng cao chất lượng sản phẩm chứng khoán trên sàn thông qua việc định giá đầy đủ giá trị tài sản của mỗi DN niêm yết trên sàn để tăng cường thu hút các DN và nhà đầu tư tham gia.
- Bốn là, tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong tầm mục tiêu. Trong thời gian qua, lạm phát Việt Nam được duy trì ở mức thấp dưới 4% và được dự báo sẽ tiếp tục ở mức dưới 4% trong giai đoạn 2021 – 2022. Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam đang phải đối mặt với một số rủi ro, trong đó có sự tăng giá cao của hàng lương thực – thực phẩm. Tính bình quân 9 tháng đầu năm 2020, giá ương thực thực phẩm đã tăng 4,03% so với bình quân cùng kỳ, trong đó riêng giá thịt lợn tăng 70,55% (đóng góp khoảng 80% mức tăng CPI bình quân). Do vậy, cần phải làm tốt công tác đảm bảo nguồn cung lương thực – thực phẩm trong nước, đánh giá được nhu cầu lương thực – thực phẩm và chủ động trong công tác dự trữ nguồn hàng. Bên cạnh đó, lạm phát cũng chịu tác động tiêu cực bởi nhiều nhân tố, như thâm hụt ngân sách cao, chi phí sản xuất đầu vào của sản xuất tăng (tỷ giá, lãi suất, giá xăng dầu, giá điện.... tăng) và mức cung tiền đối với nền kinh tế, do đó để kiểm soát lạm phát nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng của nền kinh tế, tạo nền tảng để thu hút đầu tư thì cần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đồng thời duy trì mức cung tiền hợp lý trong nền kinh tế.
chứng khoán trên hai sàn trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, tỷ giá có ảnh hưởng tiêu cực tương đối mạnh, đặc biệt là đối với các chứng khoán giao dịch trên sàn HNX. Do vậy, cần phải có các chính sách ổn định tỷ giá trong dài hạn. Hiện nay, NHNN đang áp dụng chế độ tỷ giá trung tâm, đây là chế độ tỷ giá linh hoạt, được tính dựa trên biến động của 8 đồng tiền tại các quốc gia có quan hệ thương mại và đầu tư lớn với Việt Nam là USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, THB và TWD (theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015), với cơ chế tỷ giá mới này đã có phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày dựa vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước và thị trường thế giới, đồng thời hạn chế những đợt điều chỉnh mạnh nhưng vẫn đảm bảo được vai trò của lý của NHNN. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, tỷ giá trên thị trường luôn được duy trì ổn định, nguyên nhân là do lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đôi tích cực nhờ thu hút đầu tư nước ngoài tăng, cán cân thương mại thặng dư và lượng kiều hối dồi dào. Tính đến hết tháng 6/2020,