Thị phần vonfram thế giớ
NGÀNH ĐẠM ĐỘNG VẬT CỦA VIỆT NAM
Ngành sản xuất thịt và các sản phẩm từ thịt tại Việt Nam đòi hỏi nguồn cung thịt gia súc và gia cầm vô cùng lớn. Thị trường thịt gia súc và gia cầm tại Việt Nam có chiều hướng phát triển tích cực, với nghề ni heo và ni gia cầm mang về doanh thu lớn nhất. Theo số liệu của Stoxplus, thị trường gia súc tại Việt Nam đạt giá trị 9 tỷ USD vào năm 2015. Tính đến tháng 8/20016, Việt Nam có 28 triệu con heo (tương đương 3.491 tấn thịt) và 342 triệu con gà và các loại gia cầm khác (tương đương 908 nghìn tấn thịt). Heo và gia cầm là hai nguồn tiêu thụ đạm động vật lớn nhất tại Việt Nam.
Sự phát triển của ngành chăn nuôi dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thức ăn gia súc ngày càng lớn, khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, có 13 triệu tấn là cám công nghiệp và 6 triệu tấn là cám tự trộn. Cám tự trộn rất phổ biến tại Việt Nam khi mà giá nguyên liệu cho cám tự trộn đang giảm trong khi cám công nghiệp vẫn giữ ổn định. Trong ngắn hạn, để giảm chi phí sản xuất, nhiều nông dân Việt Nam thường mua nguyên liệu cám và trộn các nguyên liệu này lại dựa trên kinh nghiệm. Về dài hạn, ngành công nghiệp chăn nuôi Việt Nam sẽ dần chuyển đổi từ mơ hình chăn ni hộ gia đình sang mơ hình chăn ni tập trung theo kiểu cơng nghiệp với quy mơ lớn. Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thức ăn gia súc tại Việt Nam.
Tuy những nhà sản xuất thức ăn gia súc đã xuất khẩu cám từ năm 2013, tỷ lệ cám xuất khẩu vẫn rất thấp và chủ yếu là để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Trong năm 2016, xuất
khẩu của thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính có giá trị 500 triệu USD, tăng 23% so với năm 2013, tuy nhiên, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính lên đến 3,25 tỷ USD. Thị trường thịt và các sản phẩm từ thịt tại Việt Nam có trị giá ước tính khoảng 18 tỷ USD. Thịt chế biến đóng góp ít hơn 1% tổng mức tiêu thụ thịt, thấp hơn nhiều so với nhiều nước châu Á khác, chẳng hạn như Trung Quốc có tỷ lệ 13%. Khi thu nhập tăng, nhu cầu cho đạm động vật tại Việt Nam cũng tăng theo, đồng thời người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe và thương hiệu, và điều này sẽ dẫn đến xu hướng tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm thịt đóng gói. Thị trường thịt chế biến tại Việt Nam hiện đang rất phân mảnh, tạo điều kiện cho đơn vị dẫn đầu có thể xác lập xu hướng mới trong lĩnh vực này.
Masan đã đặt bước chân đầu tiên để gia nhập chuỗi giá trị đạm động vật thông qua việc thành lập Masan Nutri-Science (“MNS”). MNS là công ty sản xuất thức ăn gia súc lớn nhất trong ngành thức ăn gia súc trị giá 7 tỷ USD đang trên đà tăng trưởng nhanh. Do thức ăn gia súc chiếm phần lớn lợi nhuận trong chuỗi giá trị đạm động vật, MNS sẽ trở thành điểm khởi đầu lý tưởng, hỗ trợ tầm nhìn dài hạn của Masan trong việc xây dựng mơ hình 3F (Feed – Farm – Food) “Từ trang trại đến bàn ăn”, cung cấp các sản phẩm thịt chế biến thịt có thương hiệu và chất lượng cao cho người tiêu dùng Việt Nam. Việc Masan tích hợp và chuyển đổi hai công ty thức ăn gia súc Proconco và ANCO sang mơ hình “hàng tiêu dùng nhanh” giúp mang về doanh thu thuần hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Cùng năm, Masan đã hồn thiện mơ hình 3F với quy mơ lớn bằng việc thiết lập vị trí dẫn đầu trong ngành thức ăn gia súc, tham gia thị trường thịt bằng việc khởi công trang trại nuôi heo lớn nhất tỉnh Nghệ An với sản lượng 250.000 heo thịt mỗi năm, đồng thời ký kết hợp tác chiến lược với Vissan, công ty chế
59
58 Masan Group Báo Cáo Thường Niên 2016 59
58 Masan Group Báo Cáo Thường Niên 2016
biến thịt có thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Nhìn chung, Masan đã sẵn sàng gia nhập chuỗi giá trị thịt bằng việc nâng cao năng suất và xây dựng thương hiệu mạnh như “Bio-zeem” để mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm thịt an toàn, nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lý.