NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MSN_BCTN_2016_vi-VN_111102SA (Trang 31)

Thị phần vonfram thế giớ

NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đã thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế tồn cầu có phần suy giảm những năm vừa qua.

Việt Nam có dân số đông thứ ba tại Đông Nam Á, với 70% dân số còn trong độ tuổi lao động (15-60). Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc gọi hiện tượng này là “lợi tức dân số” khi có nhiều hơn hai người trong độ tuổi lao động (cho mỗi người phụ thuộc (độ tuổi dưới 15 và trên 60 tuổi), hiện tượng này sẽ tiếp diễn trong vòng 30 năm tới. Việt Nam cịn có một số xu hướng về xã hội khác, góp phần thúc đẩy hiện tượng “lợi tức dân số”: số lượng nữ trong lực lượng lao động tăng, mức độ đơ thị hóa nhanh, nhịp sống bận rộn hơn, và tiếp xúc với với quảng cáo tiếp thị nhiều hơn.

Tất cả những yếu tố trên sẽ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc thị trường, tiêu biểu như: nhu cầu cho thực phẩm tiện lợi cao hơn, mức độ quan tâm đến chất lượng và ảnh hưởng sức khỏe của sản phẩm lớn hơn, các sản phẩm có thương hiệu rõ ràng sẽ có chỗ đứng hơn và nhu cầu cho các sản phẩm mới cho có nhiều lựa chọn cao hơn.

Năm 2005, dân số thành thị tại Việt Nam chỉ khoảng hơn 25%. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 34%, và còn tiếp tục tăng. Theo Ngân hàng Thế giới, các nước trong khu vực Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia hiện có mức độ đơ thị hóa lần lượt là 50%, 54% và 75%. Việc đơ

thị hóa sẽ là yếu tố nịng cốt thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong thời gian tới, dù thị trường nông thơn ở Việt Nam vẫn cịn nhiều tiềm năng.

GDP thực bình quân đầu người tại Việt Nam hiện đang ở mức khoảng 2.100 USD vào năm 2016 (theo Ngân hàng Thế giới), mức này tương đương với Trung Quốc và Indonesia lần lượt vào những năm 2005 và 2008. Cả hai nền kinh tế này đều đã trải qua những giai đoạn tăng trưởng cao về chi tiêu tiêu dùng. Với Việt Nam, trong bối cảnh GDP thực tăng (8,5% CAGR trong giai đoạn 2016-2020 theo IMF) thì chi tiêu tiêu dùng được dự báo sẽ tăng với mức tăng trưởng bình quân 8,0%. Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn tăng trưởng tiêu dùng cao.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có những chỉ số tiêu dùng trên đầu người thấp nhất trong tiêu thụ sản phẩm thực phẩm và đồ uống không cồn. Với mức thu nhập tăng, các sản phẩm mới được ra mắt thường xuyên, các chiến dịch marketing bài bản và việc mở rộng mạng lớn phân phối của các cơng ty hàng tiêu dùng thì mức độ tiêu thụ các sản phẩm hàng tiêu dùng kể trên đang có xu hướng tăng mạnh. Danh mục thực phẩm và đồ uống của Masan đã tiếp tục tăng trưởng trong năm 2016. Trong đó, ngành đồ uống đã có một năm phát triển mạnh nhờ vào hoạt động xây dựng thương hiệu thành công (Wake-Up 247, Vĩnh Hảo và Quang Hanh). Các sản phẩm gia vị của Masan tiếp tục phát triển với mức độ tập trung cao hơn cho các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp.

Doanh thu từ thực phẩm tiện lợi giảm trong năm 2016 so sự cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc sản phẩm bình dân và tăng trưởng chung của thị trường giảm. Do đó, Masan đã tập trung hơn vào các sản phẩm cao cấp và phổ thông với biên

lợi nhuận gộp cao hơn, tạo điều kiện cho cải tiến sản phẩm và gia tăng lợi nhuận. Trong tương lai, Masan sẽ tiếp tục đẩy mạnh áp dụng các sáng kiến nhằm mang lại những giải pháp về bữa ăn hoàn chỉnh cho người tiêu dùng thay cho các sản phẩm mì ăn liền nhằm phát triển ngành hàng này.

Một phần của tài liệu MSN_BCTN_2016_vi-VN_111102SA (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)