52 27 00 05 H8 T (Hotel) > L 0
4.2 Hạn chế và các đề xuất nghiên cứu trong tương la
Mặc dù việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu này được thực hiện một cách cẩn thận, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế phải được xem xét như sau.
Đầu tiên, nghiên cứu chỉ bao gồm một loại độ phức tạp, đó là độ phức tạp đa kênh, như một biến kiểm duyệt trong mô hình nghiên cứu. Các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét bao gồm các loại độ phức tạp khác, chẳng hạn như độ phức tạp của dịch vụ hoặc sản phẩm là các bộđiều tiết tiềm năng có cùng mối quan hệ. Trong một khía cạnh tương tự, bài viết này khái niệm hóa sự phức tạp từ quan điểm cấu trúc kênh bằng cách tập trung vào sốlượng và sựđa dạng của các kênh được sử dụng bởi khách hàng. Các nghiên cứu trong tương lai có thể khái niệm hóa sự phức tạp theo cảm nhận của người tiêu dùng, vềđộ khó và dễ sử dụng.
Thứ hai, nghiên cứu này điều tra đối tượng là các khách du lịch trong và ngoài nước tại Đà Nẵng, trong đó tỷ lệ khách quốc tế và khách nội địa cũng bị chênh lệch nhau, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng vì thế mà có thể dẫn tới giới hạn về tính đại diện. Nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện cùng một nghiên cứu nhưng nhắm đến các địa điểm du lịch khách nhau tại Việt Nam, và thậm chí là ở một số quốc gia khác và đảm bảo một sự cân đối hơn về về sốlượng khách quốc tế so với khách nội địa.
Thứ ba, nghiên cứu này đã nhắm đến đối tượng là khách du lịch lưu trú tại khách sạn. Mặc dù nghiên cứu đã phân hạng sao khách sạn, nhưng chưa đưa vào phân khúc khách du lịch ở guest houses and homestays. Hơn nữa, mục đích ở khách sạn rất đa dạng (như kinh doanh khác với giải trí). Điều này có thể ảnh hưởng đến những phán quyết/ nhận thức của khách hàng về các hoạt động và dịch vụ của khách sạn. Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên kết
hợp mục đích khách sạn (kinh doanh hoặc giải trí) và xếp hạng sâu hơn nữa loại hình guest houses and homestays.
KẾT LUẬN
Thịtrường du lịch Việt Nam đang ngày một phát triển, cùng với làn sóng công nghệ4.0 đã tác động đến thị hiếu người tiêu dùng. Ngành công nghiệp du lịch đã được hưởng lợi khi mạng Internet cung cấp đa dạng các kênh phân phối và phân phối hiệu quả hơn. Thành phốĐà Nẵng đang được xem là mũi nhọn kinh tế với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và việc ứng dụng tích hợp đa kênh ngày càng nhiều trong các khách sạn có hệ thống. Việc thực hiện tích hợp nhiều kênh là thiết yếu để tạo ra những trải nghiệm khách hàng liền mạch và nhất quán. Những nỗ lực phối hợp trên nhiều kênh trực tuyến và truyền thống sẽgiúp thúc đẩy khách hàng thực hiện hành vi đặt phòng và lưu trú tại các khách sạn.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu và khái quát hóa sự tích hợp kênh và những yếu tố trung gian như giá trị tích hợp kênh, sự tin tưởng của khách hàng đối với OTA và đối với khách sạn ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách lưu trú trong môi trường mua sắm đa kênh. Các yếu tố này được thể hiện trong mô hình S-O-R. Đầu tiên là biến số tích hợp kênh như là biến số về những tác nhân kích thích tác động lên tâm trí khách hàng. Thứđến là các biến sốliên quan đến những tâm lý tình cảm diễn ra bên trong khách hàng (O) khi chịu sựảnh hưởng của các tác nhân đó, như giá trị cảm nhận, niềm tin, thái độ…Và cuối cùng là kết quả phản ứng của khách hàng (R) đối với những tác nhân trước đó, như sự hài lòng, lòng trung thành.
Nhóm tác giảđã sử dụng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho kết quả về sự tích hợp kênh ảnh hưởng đến lòng trung thành khách hàng. Phương pháp thu thập dữ liệu định tính là nghiên cứu tài liệu, tiến hành phỏng vấn chuyên sâu nhằm phát triển thang đo các biến số. Nhóm tác giảđã thực hiện trên 32 đáp viên ở 3 đối tượng khác nhau, bao gồm các khách sạn, các trung gian bán phòng và các khách lưu trú tại các khách sạn ởĐà Nẵng. Kết quả là
thang đo đáp ứng yêu cầu và cũng đã phát hiện ra một sự thiếu nhất quán trong tích hợp kênh.
Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng là điều tra khách hàng bằng bản câu hỏi nhằm hiệu lực hóa thang đo biến số và kiểm chứng mô hình nghiên cứu đề xuất, 600 bản câu hỏi được phát ra, kết quả thu về 431 phiếu khảo sát hợp lệ.Qua kết quả này, nhóm tác giả đã đề xuất một sốhàm ý giúp gia tăng lòng trung thành khách hàng trong bối cảnh đa kênh. Nghiên cứu cũng phần nào giúp các công ty lưu trú nhìn thấy một xu hướng tiêu dùng đa dạng của khách hàng, sử dụng cho việc lên chương trình thu hút, giữ chân khách trong quá trình mua sắm và tiêu dùng của khách hàng.
Với những kết quảđạt được, hy vọng đềtài đã đóng góp, bổ sung vào cơ sở lý luận trong nước về sự tích hợp kênh trong lĩnh vực khách sạn và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung./.