LOGISTICS
3.2.3. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) Form D
Theo như hợp đồng quy định thi giao dịch này cần có 2 giấy chứng nhận xuất xứ. Một là C/O được cấp bởi bất kỳ phòng Thương mại nào ở Singapore (cụ thể ở đây là phòng Thương mại và Công nghiệp Singapore - Ấn Độ). Hai là C/O form D vì đây là hàng xuất khẩu đến Việt Nam thuộc diện hưởng ưu đãi theo hiệp định CEPT trong khuôn khổ ASEAN.
Nội dung của C/O
C/O được cấp tại Singapore (issued in Singapore) (1) Good consigned from: Hàng vận chuyển từ.
(2) Good consigned to: Hàng vận chuyển tới.
● Consignee’s name, address, country: Tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. (3) Means of transport and route: Cách thức vận chuyển và tuyến đường.
● By sea: Bằng đường biển.
● Departure date: Ngày tàu chạy 27/07/2019.
● Vessel’s name/aircraft: Tên tàu - UNI PRUDENT V.0123-303N.
● Port of discharge: Cảng dỡ hàng - Hải Phòng.
(4) For official use (mục này dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này).
(5) Item number: Số (thứ tự) hàng hóa.
(6) Marks and number on packages: Số và ký hiệu trên kiện hàng - N/M.
(7) Number and types of packages, descriptions of goods: Số lượng và loại kiện hàng, mô tả hàng hóa container 1x40HQ, STC (said to container), hàng hóa là một set máy phát điện model 1600REOZM từ KOHLER Singapore, mã HS 8502.13.
(8) Origin criterion: Tiêu chí xuất xứ.
● CTH: Change in tariff of heading: chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ 4 số (nhóm) (9) Gross weight or other quantity: Trọng lượng tổng hoặc số lượng.
● 1 bộ, giá 157 102.00 USD. Giá trị trong ô này là giá FOB, khác với giá ghi trên hóa đơn. (10) Number and date of invoices: Số và ngày của hóa đơn (Commercial Invoice) -
đối chiếu hóa đơn thấy trùng khớp.
(11) Declaration by the exporter: Khai báo của người xuất khẩu.
● Kèm theo địa điểm và ngày xin C/O, cùng với dấu của công ty xin C/O. (12) Certification: Xác nhận (của cơ quan cấp C/O)
● Place and date, signature and stamp of certifying authority: Địa điểm và ngày, chữ ký và dấu cơ quan xác nhận.
(13) Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó, trường hợp này không tick ô nào.
● Third country invoicing: Hóa đơn nước thứ ba.
● Accumulation: Tiêu chí cộng gộp toàn bộ.
● Back-to-back C/O: C/O giáp lưng.
● Partial cumulation: Cộng gộp từng phần.
● Exhibitions: Hàng phục vụ triển lãm.
● De minimis: Tiêu chí De Minimis (mức linh hoạt).
● Issued retroactively: C/O cấp sau.
Đối với C/O được cấp bởi phòng Thương mại và Công nghiệp Singapore Ấn Độ, nội dung cơ bản tương tự C/O Form D ở trên nhưng phần mô tả hàng hóa không được cụ thể bằng. C/O này cũng không đề cập đến giá hàng hóa.
Nhận xét
● C/O Form D trong giao dịch này được cấp trước ngày giao hàng (27/07/2019). Điều này
không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O vì theo quy định, thời gian cấp C/O có thể là trước, trùng hoặc trong vòng 3 ngày sau ngày tàu chạy.
● Về cơ bản, do có mẫu quy định sẵn nên thông tin trên C/O đầy đủ, rõ ràng và đúng quy định. Lỗi dễ gặp nhất là việc ghi sai giá ở ô số 9. Nhiều trường hợp không chuyển giá về FOB dẫn đến trục trặc trong thủ tục nhập khẩu. Một lỗi thường gặp nữa là ghi sai mã HS của nước nhập khẩu, chứ không phải nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trong giao dịch này, người cấp C/O không bị mắc lỗi này.