Giao hàng về kho của người nhập khẩu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC HÀNH Học phần Logistics và Vận tải quốc tế(HPLVTQT) Chủ đề XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 67 - 72)

LỘC VÀ CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TÂN VĨNH THỊNH ĐẢM

4.3.3. Giao hàng về kho của người nhập khẩu

Chi nhánh Công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh tại Hải Phòng chuẩn bị xe và liên hệ với công ty Trường Lộc để báo về ngày giờ dự tính sẽ mang hàng về đến kho.

Nhân viên của công ty dịch vụ Tân Vĩnh Thịnh kiểm tra hàng hóa theo Phiếu đóng gói hàng hóa để báo lại cho bên xuất khẩu trong trường hợp hàng bị thiếu hoặc tổn thất.

Sau khi hàng đã được đặt lên xe, công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh sẽ giao hàng về kho của người nhập khẩu. Phía công ty Trường Lộc sẽ sắp xếp người nhận hàng khi xe hàng vận chuyển đến địa chỉ yêu cầu. Sau khi hàng được chuyển từ cảng Hải Phòng về kho đích, công ty nhập khẩu thanh toán cước phí và kết thúc hợp đồng giao nhận hàng hóa.

4.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Các bên

● Nguyên đơn: Công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh

● Bị đơn: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Lộc

Tóm tắt

Ngày 15/07/2019: Hai bên tiến hành đàm phán hợp đồng vận tải. Ngày 20/07/2019: Hợp đồng vận tải chính thức được ký kết

Ngày 03/08/2019: hàng về cảng Hải Phòng và hàng được dỡ và chuyển lên phương tiện vận tải của người chuyên chở lúc 11h30.

Tuy nhiên đến 12h trưa cùng ngày, thành phố Hà Nội - nơi có kho hàng của người nhập khẩu, quyết định ra chỉ thị các quy định giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh truyền nhiễm và cấm các xe container chở hàng không thiết yếu vào thành phố trong vòng 28 ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty vận tải không thể giao hàng đến kho hàng của công ty Trường Lộc tại quận Hoàng Mai được.

Ngay khi nhận được thông tin, công ty vận tải Tân Vĩnh Thịnh đã thông báo cho công ty Trường Lộc. Cả hai đã tiến hành bàn bạc lại và quyết định lưu kho hàng tại cảng Hải Phòng

chi trả. Đồng thời phía công ty Trường Lộc cử nhân viên tới giám sát chất lượng hàng cho đến khi hàng được giao đi.

Ngày 31/08/2019: Công ty thương mại Trường Lộc tìm được đối tác đến mua hàng trực tiếp tại kho của cảng và đã lấy hàng, không thông báo cho bên phía công ty vận tải Tân Vĩnh Thịnh biết.

Ngày 01/09/2019: Công ty Tân Vĩnh Thịnh phát hiện việc công ty Trường Lộc tự ý chuyển hàng đi, đã yêu cầu công ty Trường Lộc bồi thường tiền phạt do đơn phương chấm dứt hợp đồng. Phía công ty Trường Lộc cho biết họ đã chịu trách nhiệm, trả toàn bộ chi phí với lô hàng tại cảng và không hề làm phương hại đến bất cứ quyền lợi nào của bên B và thời gian hàng lấy đi là ngày 31/08 trong khi ngày hết hạn hợp đồng là ngày 30/08/2019.

Phán quyết của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định:

● Căn cứ khoản 1 điều 156, Luật Dân sự Việt Nam 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự

kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”, việc hàng không giao được do chỉ thị của thành phố Hà Nội là một tình huống bất khả kháng.

● Căn cứ vào khoản 1 điều 296, Luật thương mại VN năm 2005 về kéo dài thời gian thực

hiện hợp đồng trong thời gian diễn ra bất khả kháng như sau: “ Trong trường hợp diễn ra bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài trong các thời hạn sau:

- Năm tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời gian giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

- Tám tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời gian giao hàng, cung ứng được thỏa thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.”

Như vậy, do hai bên không có thoả thuận về thời gian kéo dài bất khả kháng nên thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được tính thêm bằng thời gian xảy ra bất khả kháng. Như vậy, thời gian hợp đồng sẽ được kéo dài thêm ít nhất 28 ngày kể từ ngày 30/08/2019.

Như vậy việc công ty Trường Lộc lấy hàng đi vào ngày 31/08/2019 mà không thông báo cho phía công ty Tân Vĩnh Thịnh là một hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

● Căn cứ điều 6.5 trong hợp đồng vận tải mà hai bên đã ký kết, bên công ty Trường Lộc phải bồi thường cho công ty vận tải Tân Vĩnh Thịnh.

KẾT LUẬN

Trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương, việc ký kết hợp đồng giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm và phát triển. Các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế diễn ra ngày một phổ biến. Để tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về mặt thực tế của việc ký kết hợp đồng cùng với những phát sinh trong khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là nội dung về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa giữa Công ty xuất khẩu – Công ty TNHH Kohler Singapore và Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc, và các nhà chuyên chở trên từng chặng vận tải.

Sau một khoảng thời gian nghiên cứu, chúng em đã hoàn thành các thương vụ của nhóm mình và đạt được một số kết quả khả quan. Về kiến thức chuyên môn, chúng em đã nắm vững hơn các kiến thức cơ bản của logistics và có được hình dung nhất định về quy trình, thủ tục khi thực hiện một thương vụ mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa bên xuất khẩu với bên nhập khẩu. Về kỹ năng mềm, bài tiểu luận luận này này giúp chúng em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời phát triển tư duy logic tổng quan khi đối mặt với một vấn đề nhiều mặt phức tạp.

Tuy nhiên do lượng kiến thức chuyên môn của chúng em còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài nhóm có gặp một số khó khăn chủ yếu sau đây: Thứ nhất, mỗi thương vụ đều khá phức tạp, khả năng trao đổi giao tiếp giữa các đội là chưa đủ cao nên có thể vẫn còn vài thiếu sót trong sự liên kết giữa các thương vụ. Thứ hai, việc tìm tài liệu còn nhiều khó khăn, đặc biệt các chứng từ về con tàu; hợp đồng giữa người nhập khẩu với Người chuyên chở; đơn bảo hiểm; HĐ bảo hiểm.

Với lượng kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC HÀNH Học phần Logistics và Vận tải quốc tế(HPLVTQT) Chủ đề XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w