Thực hành kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 66)

Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, chƣơng trình kiểm toán. Thực chất của quá trình này là Kiểm toán

viên áp dụng các phƣơng pháp kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán đã thiết kế.

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Th nht: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủchƣơng trình kiểm toán đã đƣợc xây dựng. Trong mọi trƣờng hợp, kiểm toán viên không đƣợc tự ý thay đổi

chƣơng trình. Chƣơng trình kiểm toán là sản phẩm của giai đoạn 1 của cuộc kiểm

toán, nó đã đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng bởi các Kiểm toán viên có trình độtƣơng xứng dựa vào mục tiêu và đặc điểm của đối tƣợng kiểm toán, vì vậy nó là sự chỉ dẫn rất tốt cho những ngƣời thực hiện, đồng thời là cơ sởđảm bảo cuộc kiểm toán đạt

đƣợc yêu cầu đã đề ra.

Th hai: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thƣờng xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số các sự kiện... nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ

những ấn tƣợng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc

đối tƣợng kiểm toán.

Th ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lƣợng công việc chung. Trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, ngƣời phụ trách chung công tác kiểm toán sẽ nêu rõ thời hạn kiểm toán cho từng phần hành. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ chung cho cuộc kiểm toán, các Kiểm toán viên cần phải tổng hợp kết quả kiểm toán định kỳđểđảm bảo kế hoạch kiểm toán đƣợc diễn ra đúng theo kế hoạch.

Thtư: Mọi điều chỉnh về nội dụng, phạm vi, trình tự kiểm toán... đều phải có ý kiến thống nhất của ngƣời phụ trách chung công việc kiểm toán (chủ thể) và

ngƣời ký thƣ mời và hợp đồng kiểm toán (khách hàng) – nếu có. Mức độ pháp lý của những điều chỉnh này phải tƣơng ứng với tính pháp lý trong lệnh kiểm toán hoặc hợp đồng kiểm toán.

3.1. Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ và các quy chế kiểm soát nội bộ

Việc đánh giá hệ thống KSNB giúp cho kiểm toán viên xác lập mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB, giảm tối đa thử nghiệm cơ bản cần phải tiến hành mà vẫn

đảm bảo chất lƣợng cuộc kiểm toán.

Kiểm toán viên cần có hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB, đánh giá chính xác

mức độ rủi ro kiểm soát, để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự phƣơng

pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về hệ thống KSNB, sự đánh giá xác đáng

rủi ro kiểm soát, cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng nhƣ mọi cân nhắc khác sẽ giúp cho kiểm toán viên:

- Xác định đƣợc các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra.

- Xem xét nhân tố tác động đến khả năng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng. - Thiết kế phƣơng pháp kiểm toán cơ bản.

Các thông số đểđánh giá kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp

(1) Đánh giá hệ thng kim soát ni b qua tham s 1 - Kim soát qun tr

Sau khi tiến hành các chức năng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo thì mô hình hoạt động của doanh nghiệp vẫn chƣa hoàn chỉnh. Kiểm soát là một chức năng mà

mọi nhà quản trịđều phải thực hiện dù rằng kết quả công việc của các bộ phận do họ quản lý đều đạt đúng theo kế hoạch đề ra.

(2) Đánh giá hệ thng kim soát ni b qua tham s 2 - Kim soát phát trin h thng

Kiểm soát sự phát triển của hệ thống nhằm đảm bảo một hệ thống xử lý hợp lệ

mỗi khi các ứng dụng mới đƣợc phát sinh, đáp ứng các yêu cầu của bộ phận quản

lý và ngƣời dùng. Để làm đƣợc điều này cần phải đảm bảo: - Sử dụng tài liệu chuẩn

- Sử dụng các thủ tục chuẩn bất cứ khi nào có thể

- Chỉđịnh các quy trình uỷ quyền cứng nhắc bất cứ khi nào các ứng dụng mới

đƣợc dự kiến hoặc các chƣơng trình hiện có đƣợc sửa đổi hoặc mở rộng. - Kiểm tra đầy đủtrƣớc khi thực hiện

- Thiết lập một hệ thống toàn diện về bảo mật chƣơng trình và tài liệu

(3) Đánh giá kiểm soát ni b qua tham s 3 - Kim soát th tc Điều khiển đầu vào:

- Thiết lập quyền kiểm soát: thủ tục, kiểm tra trình từ, các trƣờng dữ liệu chứa dữ liệu tham chiếu quan trọng.

- Xác minh chuyển đổi để đảm bảo sửa chữa tất cả các lỗi.

Kiểm soát đầu vào: uỷ quyền đầu vào

Kim soát x lý: đểđảm bảo rằng tất cả các từ chối đƣợc xử lý lại chắc chắn và kịp thời.

Kiểm soát đầu ra:

- Đảm bảo bản in có chứa đủ thông tin cho truy tìm tài liệu nguồn, xác minh các tính toán và tổng số máy tính tạo ra. Điều này đƣợc thiết kếđể xác định xem có tồn tại dấu vết kiểm toán hay không.

- Kiểm tra nhập liệu để đảm bảo dữ liệu đƣợc in ra là đầy đủ và chính xác. - Báo cáo

- Phân phối sản phẩm đầu ra đểđảm bảo rằng bộ phận ngƣời dùng đã nhận

đƣợc tất cả các bản in còn nguyên vẹn.

3.2. Kiểm toán các bộ phận báo cáo tài chính 3.2.1. Khái niệm chung:

Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trƣng của kiểm toán, với mục tiêu cụ

thể là “đƣa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có đƣợc lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”

(theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200/11). Diễn giải cụ thể những mục tiêu

đƣợc nêu trong Chuẩn mực nhƣ sau:

- Mục tiêu tổng quát: đƣợc hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đƣa ra ý

kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính. - Mục tiêu kiểm toán chung: là việc xem xét đánh giá tổng thể số tiền ghi trên

các chu trình, trên cơ sở các cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về

những thông tin thu đƣợc qua khảo sát thực tếở đơn vịđƣợc kiểm toán (đồng thời xem xét cả tới các mục tiêu chung khác bao gồm mục tiêu có thực, đầy đủ trọn vẹn, mục tiêu vềtính chính xác cơ học, mục tiêu về định giá hay phân loại trình bày, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ).

Đối tƣợng trực tiếp của kiểm toán Báo cáo tài chính là các Bảng khai tài chính,

Báo cáo tài chính đƣợc định nghĩa trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200/ 04

nhƣ sau: Báo cáo tài chính là hệ thống các báo cáo đƣợc lập theo chuẩn mực và chếđộ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Ngoài ra, Bảng khai tài chính còn bao gồm những bảng

kê khai có tính pháp lý khác nhƣ Bảng kê khai tài sản cá nhân, Bảng kê khai tài sản

đặc biệt… Các bảng khai này đều chứa đựng những thông tin đƣợc lập tại một thời

điểm cụ thể trên cơ sở tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết.

3.2.2. Chu trình kiểm toán Báo cáo tài chính:

Kiểm toán Báo cáo tài chính theo chu trình: là cách phân chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các chu trình, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Theo đó, kiểm toán viên quan niệm rằng có nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau, thể hiện sự liên kết giữa các quá trình hoạt động kinh doanh, có thể lấy ví dụ nhƣ: các chỉtiêu “Hàng tồn kho- Giá vốn- Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh” thể hiện mối quan hệ của các quá trình từ khi mua vào, sản xuất

đến lúc tiêu thụ thành phẩm… Theo đó, kiểm toán Báo cáo tài chính thƣờng bao gồm các chu trình cơ bản sau:

- Kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền.

- Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển). - Kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán.

- Kiểm toán tiền lƣơng và nhân viên.

- Kiểm toán Hàng tồn kho. - Kiểm toán vốn bằng tiền.

Mối quan hệ giữa các chu trình đƣợc thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các phần hành kiểm toán.

3.3. Kiểm tra sự khớp đúng giữa các báo cáo tài chính với nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính

Trong quá trình thực hiện kiểm toán các bộ phận của báo cáo tài chính cần tiến hành các thử nghiệm cơ bản bao gồm:

- Các thủ tục phân tích đánh giá tổng quát, so sánh ngang dọc để xem có biểu hiện hì bất thƣờng không đối với các thông tin tài chính đã thu lƣợm đƣợc để có thể hình thành đƣợc những ý kiến nhận xét các dạng về báo cáo tài chính

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dƣ tài khoản từ chứng từ kế toán và các sổ

kế toán.

3.4. Phân tích đánh giá

Kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đƣợc ởcác bƣớc

trên để tiến hành phân tích, đánh giá một cách khoa học toàn diện, tỷ mỉđể đánh

giá doanh nghiệp một các khách quan và đƣa ra ý kiến nhận xét, lập báo cáo kiểm toán phù hợp. Việc phân tích đánh giá đƣợc thực hiện bởi kiểm toán viên chính phụ trách kiểm toán bộ phận.

4. Kết thúc kiểm toán 4.1. Lập báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)