Định hướng phát triển về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Định hướng phát triển về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Việc xây dựng định hướng, chiến lược các chương trình phát triển nhằm định hướng cho các NHTM. Những chiến lược, kế hoạch phát triển do NHNN xây dựng là căn cứ, định hướng cho NHTM xây dựng chiến lược của mình. Chiến lược, kế hoạch phát triển của NHNN xây dựng phù hợp, khả thi sẽ tạo điều kiện cho các NHTM xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp, sát thực tế, khả thi. Thực tiễn quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM cho thấy mục tiêu quản lý được xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hướng chính sách quản lý luôn hướng đến mục tiêu đã định. Một số định hướng hiện nay trong công tác huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn:

45

+ Áp dụng các phương thức quản lý, quản trị tiên tiến, các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế trong hoạt động huy động vốn.

+ Đảm bảo nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giỏi, trách nhiệm cá nhân cao, có phong cách làm việc văn minh, có tư duy nhạy bén với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường phục vụ hoạt động huy động vốn. + Quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là công nghệ tin học làm nền tảng để phát triển sản phẩm dịch vụ và tiện ích, nhằm cung cấp cho khách nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng cao, giá cả hợp lý, mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như bản thân ngân hàng.

+ Ứng dụng hoạt động CNTT trong việc huy động vốn.

+ Khơi tăng nguồn vốn nhưng phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích và chi phí, trên cơ sở lý thuyết chi phí cận biên nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhưng phải quản trị được đồng vốn, hay sử dụng vốn có hiệu quả.

+ Căn cứ vào môi trường kinh tế trên địa bàn (điều kiện kinh tế chính trị, xã hội, cơ cấu dân số, thu nhập, tiêu dùng của người dân...) để có biện pháp khai thác nguồn vốn cho tối ưu.

+ Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, khả năng, thực trạng huy động vốn, cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để xác định mục tiêu huy động vốn cho phù hợp.

+ Phân tích đối thủ cạnh tranh (lợi thế và hạn chế của đối thủ), tận dụng phát huy tối đa thế mạnh của mình để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 54 - 55)