Những hiện tượng hư hỏng chính của hệ thống lái

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lái xe 7 chỗ (Trang 74 - 75)

Một số hiện tượng hư hỏng trong hệ thống lái, cách phát hiện, nguyên nhân và phương pháp xử lý được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Hiện tượng Nguyên nhân Kiểm tra và sửa chữa

1. Tay lái nặng

a. Hệ thống trợ lực hỏng.

b. Áp suất hơi của các lốp xe dẫn hướng không đủ hoặc không đều.

Bơm đủ hơi. c. Các chi tiết ma sát của hệ thống

thiếu dầu .

Bổ sung dầu mỡ bôi trơn hộp tay lái và các khớp nối.

d. Chốt khớp chuyển hướng nghiêng về phía sau quá nhiều.

Điều chỉnh lại cho đúng quy định.

e. Khung xe bị cong. Sửa chữa, nắn thẳng lại.

2. Độ rơ vành tay lái quá lớn.

a. Độ rơ quá lớn ở vành tay lái, ở các khớp nối, mòn các khớp cầu.

Điều chỉnh và thay chi tiết mòn.

b. Mòn ổ bi bánh xe dẫn hướng. Điều chỉnh lại độ rơ.

3. Xe lạng sang hai bên.

a. Độ chụm bánh xe âm. Điều chỉnh lại cho đúng.

b. Các thanh nối, khớp cầu và hộp tay lái có độ rơ lớn.

Điều chỉnh hoặc thay mới các chi tiết nếu cần.

c. Các thanh nối bị cong. Nắn lại hình dạng ban

đầu. d. Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng không đủ hoặc không đều.

Bơm đủ áp suất. 4. Xe luôn lạng về một bên a. Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng không đều. Bơm đủ áp suất. b. Độ nghiêng ngang và độ

nghiêng dọc của chốt khớp chuyển hướng của hai bánh xe không đều.

Điều chỉnh lại cho bằng nhau và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

c. Ổ bi bánh xe chặt. Điều chỉnh lại hoặc thay

chi tiết mòn hỏng.

5. Đầu xe lắc qua lại

a. Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng

không đủ hoặc không. đều. Bơm đủ áp suất.

b. Lỏng, rơ thanh nối, khớp cầu và hộp tay lái.

Điều chỉnh lại hoặc thay chi tiết mòn hỏng nếu cần.

c. Góc nghiêng ngang của chốt khớp chuyển động hướng hai bánh xe không đều.

Điều chỉnh lại.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống lái xe 7 chỗ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)