ĐIỀU 73: THANH LÝ VÀ PHÁ SẢN

Một phần của tài liệu 4-Du_thao_Dieu_le_cua_Cong_ty (Trang 78 - 79)

khi có quyết định giải thể Công ty, Hội đồng quản trị phải thành lập Ban thanh lý gồm ba (3) thành viên, trong đó hai (2) thành viên do Đại hội đồng cổ đông chỉ định và một (1) thành viên do Hội đồng quản trị chỉ định từ một công ty kiểm toán độc lập. Ban thanh lý sẽ chuẩn bị các quy chế hoạt động của mình. Các thành viên của Ban thanh lý có thể được lựa chọn trong số nhân viên của Công ty hoặc chuyên gia độc lập. Tất cả các chi phí liên quan đến thanh lý sẽ được Công ty ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ khác của Công ty.

2. Ban thanh lý có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về ngày thành lập và ngày bắt đầu hoạt động. Kể từ thời điểm đó, Ban thanh lý sẽ thay mặt Công ty trong tất cả các công việc liên quan đến thanh lý Công ty trước Tòa án và các cơ quan hành chính. 3. Tiền thu được từ việc thanh lý sẽ được thanh toán theo thứ tự sau:

3.1. Các chi phí thanh lý;

3.2. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

3.4. Các khoản vay, nếu có;

3.5. Các khoản nợ khác của Công ty;

3.6. Phần còn lại sau khi đã thanh toán tất cả các khoản nợ từ mục 3.1 đến 3.6 trên đây sẽ được phân chia cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp. Các cổ phần ưu đãi được ưu tiên thanh toán trước.

4. Trong thời gian thanh lý, Ban thanh lý có quyền đề nghị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để xử lý các vấn đề xét thấy cần thiết phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 5. Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về phá sản.

PNJ – Điều lệ tổ chức và hoạt động CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận 79 | 79

CHƯƠNG VIII

Một phần của tài liệu 4-Du_thao_Dieu_le_cua_Cong_ty (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)