3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên
1.1.3. Sự hình thành, phát triển và tính tất yếu của thương mại điện tử
1.1.3.1. Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử
- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử
Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử gắn liền với việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động thương mại. Việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động thương mai trong giai đoạn đầu được thực hiện trong các hoạt động đặt hàng, giao nhận hàng hóa rồi sau đó là sự tương tác giữa các chủ thể là thương nhân và người tiêu dùng33. Hoạt động thương mại điện tử sớm nhất được ghi nhận chính thức là hoạt động đặt hàng và giao nhận hàng hóa thông qua điện tín từ những năm 40 của thế kỷ XX34.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư điện tử (email) được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên mạng nội bộ (Intranet) của mình. Trong giai đoạn này, việc tự động hóa trong dịch vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển như: quá trình xử lý séc, xử lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Ngoài ra, sự ra đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị giao dịch tự động (ATMs - Automatic Teller Machines) và các thiết bị điểm bán hàng (Point-of-Sale machines). Hoạt động chuyển tiền điện tử giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ.
Mặc dù việc ứng dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động kinh doanh đã được tiến hành từ rất lâu nhưng thuật ngữ "Thương mại điện tử" chỉ được sử dụng phổ biến cùng với sự phát triển của Internet. Internet bắt nguồn từ một dự án do cơ
33 Valdeci Ferreira dos Santos, Leandro Ricardo Sabino, Greiciele Macedo Morais, Carlos Alberto Gonçalves (2017), E-Commerce: A Short History Follow-up on Possible Trends, International Journal of Business Administration Vol.8, No.7.
34 https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/thetmr39&div=138&id=&page = (Truy cập 07/08/2019)
quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA - Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ Quốc phòng của Hoa Kỳ khởi xướng năm 1969. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, dự án trên thành công và mạng ARPANET ra đời. Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, mạng NSFNET do quỹ Khoa học quốc gia (NSF - National Science Foundation) của Hoa Kỳ thiết lập đã dần dần thay thế mạng ARPANET. Năm 1985, mạng NSFNET được kết nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia và thành Internet. Năm 1989, mạng EUNET (của Châu Âu) và mạng AUSSIBNET (của Australia) cũng được kết nối với Internet để hình thành Internet trên phạm vi toàn cầu.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, máy tính cá nhân (PCs - Personal Computers) có kết nối Internet được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các tiện ích của Internet trong hoạt động kinh doanh ngày càng sâu rộng. Việc ứng dụng này đã giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ với chi phí thấp và thời gian giao dịch ngắn hơn rất nhiều nếu so với phương pháp truyền thống35.
Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng có quá trình phát triển tương tự như các nước trên thế giới. Việc thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử như điện tín, điện thoại, máy fax... đã có từ lâu nhưng thuật ngữ thương mại điện tử chỉ được sử dụng rộng rãi khi hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua Internet. Ở Việt Nam, sự phát triển thương mại điện tử gắn liền với sự phát triển của Internet. Tháng 12 năm 1996, lần đầu tiên công nghệ thông tin liên lạc mới - Internet, được trình bày tại Hội nghị Trung ương 2 Khóa VIII bàn về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Ban điều phối quốc gia mạng Internet khai trương dịch vụ Internet Việt Nam, trao giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối truy nhập Internet và nhà cung cấp dịch vụ. Tháng
35 Trường Đại học Thương Mại (2011), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê, trang 14.
12 năm 1997, dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp cho đông đảo người sử dụng. Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Trung tâm thông tin Internet Việt Nam (VNNIC) được thành lập, thực hiện chức năng quản lý và thúc đầy việc sử dụng tài nguyên Internet ở Việt Nam. Tháng 10 năm 2009, ra mắt dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G, đánh dấu sự phát triển của dịch vụ băng rộng vô tuyến36. Ngày 10/05/20019, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thực hiện kết nối đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam. Chỉ sau 8 tháng kể từ ngày Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiêu bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác, ngày 17/01/2020 Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất (bao gồm cả phần cứng và phần mềm)37. Sự kiện này đã đánh dấu Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Tính đến tháng 01 năm 2020, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet38.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử
Để có thể thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử thì cần thiết phải phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử. Thực tiễn phát triển thương mai điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thương mại điện tử:
(1)Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thương mại điện tử gắn liền với việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động thương mại nên sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử luôn song hành với sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho hạ tầng viễn thông được cải thiện như dung lượng đường truyền và tốc độ truyền dẫn ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, sự phát triển của khoa học
36 Thông tấn xã Việt Nam, https://infographics.vn/nhung-moc-dang-nho-sau-20-nam-internet-phat- trien-o-viet- nam/8162.vna (Truy cập 07/08/2019).
37http://dangcongsan.vn/khoa-giao/viet-nam-chinh-thuc-lam-chu-cong-nghe-mang-5g-547125.htm l (Truy cập 22/03/2020).
công nghệ cũng giúp cho các thiết bị đầu cuối ngày càng gọn nhẹ, dễ sử dụng và ngày càng thông minh hơn. Ở khía cạnh chi phí, sự phát triển của khoa học công nghệ giúp cho chi phí sử dụng hạ tầng viễn thông, các thiết bị đầu cuối ngày càng giảm. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ các thiết bị điện tử trong hoạt động thương mại của mình. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện để hoàn thành chuỗi cung ứng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như: vận chuyển hàng hóa miễn phí cho người tiêu dùng, giao nhận hàng ngay trong ngày....
(2)Chính sách và quy định của pháp luật
Nếu yếu tố khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định cho sự hình thành của thương mại điện tử thì yếu tố chính sách, quy định của pháp luật đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Với chính sách về thương mại điện tử hợp lý sẽ thúc đẩy sự đầu tư của xã hội vào các yếu tố để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển chuỗi cung ứng, đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, sản xuất thiết bị đầu cuối.... Thông qua các quy định của pháp luật về thương mại điện tử như thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, của chữ ký điện tử, quy định về bảo đảm an toàn trong các giao dịch điện tử sẽ tạo ra
sự ổn định của các giao dịch thương mại điện tử cũng như củng cố lòng tin của các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.
(3)Yếu tố về kinh tế - xã hội
Bên cạnh các yếu tố như khoa học công nghệ, chính sách và pháp luật thì sự phát triển của thương mại điện tử còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố về kinh tế - xã hội như:
+ Một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử là sự thuận tiện và giá rẻ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chi phí cho việc sử dụng hạ tầng viễn thông cũng như các thiết bị đầu cuối ngày càng giảm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại điện tử tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ và giảm giá thành. Bên cạnh đó, để góp phần
thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì các quy định của pháp luật cần bảo đảm sự an toàn nhưng không làm mất đi tính thuận tiện của các giao dịch trong thương mại điện tử.
+ Thương mại điện tử có thể hiểu là việc sử dụng các công cụ điện tử, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch thương mại. Chính vì vậy, để có thể thúc đẩy thương mại điện tử phát triển cần có các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo để đào tạo ra đội ngũ nhân sự am hiểu về thương mại và có các hiểu biết nhất định về khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
1.1.3.2. Ưu điểm và tính tất yếu của thương mại điện tử
* Ưu điểm của thương mại điện tử (1)Đối với doanh nghiệp
- Ứng dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin đầy đủ và kịp thời. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tình hình biến động của thị trường diễn ra hết sức nhanh chóng và phức tạp. Chính vì vậy, việc nắm bắt thông tin của thị trường một cách đầy đủ và kịp thời là việc vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chủ thể tham gia thương mại điện tử có thể thu thập được rất nhiều thông tin về thị trường, về đối tác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính khả năng này của thương mại điện tử đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả trong hoạt động giao dịch, tiếp thị của mình thông qua đó doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh; tạo dựng, củng cố và phát triển quan hệ với các bạn hàng. Với việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh không chỉ thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước mà còn phù hợp với tình hình biến động của thị trường quốc tế. Lợi ích này của thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì nếu thực hiện hoạt động thương mại theo cách thức truyền thống thì các doanh nghiệp này khó có đủ khả năng về tài chính và nhân lực để có thể thu thập thông tin của thị trường một cách đầy đủ và kịp thời. Điều này càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được
nhiều nước quan tâm và được coi là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
- Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí. Nếu so với thương mại truyền thống thì việc thu thập các thông tin của thị trường trên Internet đã giúp cho doanh nghiệp giảm được đáng kể các chi phí trong việc thu thập thông tin. Ngoài ra thương mại điện tử còn giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều; bên cạnh đó, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu đã giảm đi nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần như bỏ hẳn). Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, việc ứng dụng thương mại điện tử đã tiết kiệm được 30% chi phí văn phòng so với thương mại truyền thống39. Ngoài ra, thương mại điện tử cũng giúp cho doanh nghiệp giảm được các chi phí trong hoạt động bán hàng và tiếp thị. Thông qua Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên trang web phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật so với catalogue in ấn.
- Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp trong việc thiết lập và củng cố quan hệ với các đối tác. Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể. Thông qua Internet các chủ thể tham gia (người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước) có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc trực tuyến) và liên tục với nhau. Chính điều này đã làm cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại không có cảm giác về khoảng cách địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và quản lý được tiến hành một cách nhanh chóng, liên tục; các đối tác mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng không chỉ trên phạm vi của một quốc gia mà còn trên toàn thế giới.
Bên cạnh các lợi ích như đã nêu ở trên, thương mại điện tử còn có thể đem lại một lợi ích khác, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử sẽ được giải phóng khỏi nhiều công việc mang tính sự vụ để có thể tập trung vào xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính
39 Viện Tin học doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Sổ tay Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp, trang 15.
điều này sẽ đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn và lâu dài. Như vậy, có thể thấy thương mại điện tử có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này càng có ý nghĩa đối với một nước như Việt Nam khi mà tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới gần 90% tổng số các doanh nghiệp.
(2)Đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà đối với người tiêu dùng thì thương mại điện tử cũng đem lại không ít lợi ích chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ không phải mất thời gian và chi phí để đi đến cửa hàng; đồng thời, phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng hơn vì có thể truy cập vào nhiều trang web, tiếp cận trực tiếp với nhiều nhà cung cấp hàng hoá khác nhau; vì bỏ qua được các khâu trung gian nên người tiêu dùng có thể mua hàng với giá rẻ nhất. Ngoài ra, thông qua Internet người tiêu dùng còn có nhiều cơ hội để tiếp xúc với kho tàng văn hoá, kiến thức rộng lớn của thế giới nhằm nâng cao trình độ và cải thiện cuộc sống.
Thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng tại các vùng biệt lập, xa xôi, ít có cơ hội giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác thì chỉ với một số trang thiết bị được kêt nối Internet và nhân sự cần thiết họ có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn trong nước cũng như ngoài nước.
(3)Đối với Nhà nước
Thương mại điện tử giúp cho các cơ quan nhà nước tinh giản bộ máy hành chính, giảm các chi phí hành chính, công tác báo cáo và thống kê chính xác hơn, nhanh hơn và đầy