Định hướng hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 150 - 152)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

3.1.Định hướng hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam

Chủ đề của Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.191” Ngày 15/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ- TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với các quan điểm: (1) Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; (2) Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia; (3) Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong khi nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển; (4) Việc hỗ trợ, tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử được thực hiện theo mô hình: lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm một số lĩnh vực/địa phương phát triển thương mại điện

191 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII – Tập 1, NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 105.

tử để đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Các mục tiêu tổng quát của Kế hoạch: (1) Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; (2) Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; (3) Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; (4) Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; (5) Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á192. Các vấn đề nêu trên là định hướng chính trị, pháp lý cho công tác hoàn thiện quy định pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Về phương diện lý luận, công tác hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng phải có sự phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và trình độ phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Công tác hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay một mặt nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế của pháp luật thương mại điện tử đang gây khó khăn, cản trở sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Mặt khác, công tác hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam cần hướng tới việc tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ và chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh chóng và bền vững. Bên cạnh đó, thương mại điện tử gắn chặt chẽ với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin nên công tác hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với các bước đi phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ trong nước cũng như trên thế giới.

Với góc độ tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, tác giả cho rằng công tác hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam cần được thực hiện theo các định hướng sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 150 - 152)