3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu của
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu củathương mại điện tử thương mại điện tử
Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật thương mại điện tử nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến các yêu cầu của pháp luật thương mại điện tử. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ một cách hữu hiệu quyền và lợi ích của các chủ thể khi thực hiện các giao dịch trong thương mại điện tử nhưng đồng thời vẫn có thể thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử thì việc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
3.1.4.1. Tận dụng lợi ích của thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận được thì những thách thức và rủi ro trong các giao dịch của thương mại điện tử cũng làm cho những nhà hoạch định chính sách phải tỏ ra lo ngại. Quan điểm đó dễ dẫn đến tình trạng các quy phạm pháp luật được ban hành không phát huy những ưu thế vốn có của các giao dịch điện tử. Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải có những quy định phù hợp với các đặc trưng của thương mại điện tử. Mục đích của nguyên tắc này là tránh sự xơ cứng trong khung pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử, cũng như tránh
việc buộc các chủ thể sử dụng thương mại điện tử phải tuân thủ quá nhiều thủ tục phiền hà. Sự đòi hỏi quá cao trong quản lý sẽ làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế trong các giao dịch quốc tế, cũng như ngăn cản việc tiếp cận các cơ hội của thương mại điện tử .
3.1.4.2. Cân bằng giữa lợi ích của Nhà nước và phát triển thương mại điện tử
Lợi ích của Nhà nước thể hiện ở việc quy định chính sách thuế, hải quan nhưng đây là những vấn đề rất nan giải trong điều kiện hoạt động thương mại điện tử không biên giới. Áp lực của chính sách đánh thuế công bằng như đối với thương mại truyền thống có thể đưa đến hậu quả là các quy định về thuế quan sẽ trở nên quá chi tiết hoặc rơi vào tình trạng đánh thuế hai lần, gây cản trở cho sự phát triển của thương mại điện tử. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử không những phù hợp với các đặc trưng của thương mại điện tử để tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển mà còn phải chú ý đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội.
3.1.4.3. Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Trong một môi trường giao dịch mới mẻ như thương mại điện tử, việc tạo niềm tin và an toàn cho người sử dụng là một yêu cầu hết sức quan trọng. Một thị trường rất rộng lớn, đa dạng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình nhưng đồng thời cũng phải chịu nhiều rủi ro hơn so với thương mại truyền thống. Thương mại điện tử có thể phát triển được hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào lòng tin của người tiêu dùng đối với hình thức giao dịch này. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật thương mại điện tử cần tạo ra cơ chế để có thể bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.